Viêm nhiễm vùng kín có thể xuất hiện bất cứ khi nào trong thời gian thai kỳ và chúng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Hôm nay, BON Spa sẽ cùng các mẹ tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm vùng kín trong thai kỳ nhé!
Nguyên nhân và dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm vùng kín trong thai kỳ
Ngày nay theo các báo cáo, có tới khoảng 90% chị em phụ nữ gặp phải tình trạng viêm nhiễm phụ khoa trong thời gian mang thai. Bệnh này thường bị tác động bởi các nguyên nhân thường gặp sau đây:
- Trong thời gian mang thai, độ PH ở vùng kín của mẹ sẽ thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập và làm ổ gây nên tình trạng viêm nhiễm.
- Tiết dịch vùng kín nhiều hơn: Dịch ở vùng “tam giác” của mẹ sẽ tiết ra dịch nhiều hơn. Nếu như mẹ không giữ vệ sinh đúng cách, vùng này sẽ bị ẩm ướt, các loại nấm dễ dàng phát triển nhiều hơn.
- Rối loạn nội tiết tố khi mang thai: Hormone Estrogen và Progesterone sẽ xuất hiện nhiều hơn khiến cho vùng kín bị khô và ngứa ngáy. Nếu mẹ đã từng bị khô vùng kín trước đó thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao.
- Mẹ mắc các bệnh khi “quan hệ: Các bệnh lậu, giang mai,… cũng khiến cho vùng kín của mẹ dễ sưng đau, rát buốt, ngứa ngáy làm cho mẹ khó chịu.
Viêm nhiễm vùng kín trong thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Phần lớn các bệnh nhiễm trùng đều ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ, tùy vào bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc cho mẹ sử dụng thuốc thích hợp để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.
Nếu mẹ mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín trong thai kỳ thì khả sau cao sau khi sinh ra bé sẽ mắc các chứng bệnh như viêm phổi, viêm phế quản,… do dính phải nấm trong quá trình sinh con. Trong những trường hợp này, bác sĩ thường sẽ khuyên mẹ nên sinh mổ thay vì sinh thường để hạn chế tối đa khả năng mẹ lây bệnh cho con.
Trong trường hợp mẹ mắc các bệnh lây qua đường quan hệ thì có khả năng rất cao là thai nhi cũng sẽ mắc các bệnh này sau khi sinh ra.
Bên cạnh đó, các bệnh này cũng làm tăng nguy cơ khiến thai bị chậm phát triển, suy thai, sinh non hoặc thậm chí là sảy thai.
Mẹ nên làm gì phòng ngừa viêm nhiễm vùng kín trong thai kỳ?
Đây là một giai đoạn hết sức nhạy cảm đối với cả mẹ và bé vì thế khi phát hiện ra bệnh, mẹ nên đến các cơ sở uy tín để khám và thực hiện kiểm tra phụ khoa toàn diện. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh tình của từng mẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau để ngăn ngừa khả năng mắc bệnh khi mang thai:
- Đảm bảo an toàn khi “yêu”: Mẹ nên đảm bảo an toàn cho bản thân khi “yêu” bằng cách tốt nhất là sinh hoạt một vợ một chồng.
- Tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, nhất là các vật riêng tư như khăn lau hay đồ lót.
- Lựa chọn “quần chip” có kích thước phù hợp, chất liệu thoáng mát tránh tình trạng quá chật làm vùng kín bị bí.
- Sau khi tập thể thao xong mẹ nên thay đồ lót ngay tránh tình trạng ẩm ướt dễ làm viêm nhiễm vùng kín.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa quá sâu hay rửa quá mạnh.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín một cách hợp lý, tránh sử dụng các dung dịch có nồng độ pH quá cao hoặc quá thấp vì chúng sẽ làm mất độ cân bằng tự nhiên của vùng kín.
- Tránh sử dụng hóa chất vào vùng kín như nước hoa vì chúng có thể làm cho mẹ bị kích ứng ngứa, rát.
- Tăng sức đề kháng cho bản thân bằng cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế các món ăn ngọt vì đường sẽ thúc đẩy cho sự phát triển của nấm.
Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng rằng mẹ sẽ hiểu rõ hơn về viêm nhiễm vùng kín trong thai kỳ và biết thêm được các biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng này hiệu quả, đơn giản dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên mẹ vẫn nên thường xuyên khám phụ khoa để biết được tình trạng sức khỏe và can thiệp kịp thời khi phát hiện ra bệnh. Cuối cùng, BON Spa xin chúc tất cả các mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc!
Bài viết liên quan
5 điều MẸ BẦU phải tránh để có thai kỳ khỏe mạnh
Mang thai là một hành trình tuyệt vời, nhưng để mẹ bầu và bé yêu ...
Th10
Bé bị suy dinh dưỡng và những điều ba mẹ cần biết
Suy dinh dưỡng là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến sự ...
Th10
Tiểu đường ở trẻ em: Vấn đề mà ba mẹ cần quan tâm
Tiểu đường ở trẻ em là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có ...
Th10
Dây rốn quấn cổ thai nhi có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Dây rốn quấn cổ thai nhi là một hiện tượng khá phổ biến trong quá ...
Th10
Bệnh truyền nhiễm khi mang thai và những điều mẹ cần quan tâm
Khi mang thai hệ miễn dịch trong cơ thể mẹ sẽ nhạy cảm, dễ mắc ...
Th10
Phòng tránh tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ cần biết
Trong quá trình mang thai mẹ có thể phải đối mặt với nhiều bệnh lý ...
Th10