Sau khi sinh mẹ bỉm sữa phải đối mặt với nhiều công việc, trách nhiệm mới. Điều này vô tình gây áp lực lên đôi vai của mẹ khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng, sợ hãi nếu không tìm được cách để giải tỏa rất có thể dẫn đến trầm cảm. Hôm nay BON Spa sẽ cùng các bạn tìm hiểu sâu hơn về tình trạng trầm cảm sau sinh và tìm ra những biện pháp hiệu quả giúp mẹ bỉm sữa vượt qua khó khăn này.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh mà mẹ và gia đình cần biết
Muốn biết đâu là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau khi sinh con thì trước tiên chúng ta phải hiểu rõ thế nào là trầm cảm sau sinh. Đây chính là tình trạng người mẹ bị rối loạn cảm xúc, thường có những suy nghĩ tiêu cực hay cảm giác buồn bã, mệt mỏi lo sợ mình sẽ làm hại đến con cái. Tình trạng này sẽ dần nặng thêm dẫn tới những hậu quả khó lường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chẳng hạn như làm hại chính bản thân người mẹ hoặc con.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm ở mẹ bỉm sữa
Có rất yếu tố được chẩn đoán là nguyên nhân của trầm cảm sau sinh, một số nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất là do thay đổi nội tiết tố, mẹ bỉm sữa có tiền sử rối loạn tâm lý hay các tác động từ bên ngoài gây ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ.
Việc nội tiết tố tăng giảm đột ngột ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của mẹ sau khi sinh, khiến mẹ dễ bồn chồn, lo lắng.
Nếu mẹ đã từng có tiền sử rối loạn tâm lý thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau khi sinh sẽ cao hơn người khác. Vì thế mẹ cần chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi mang thai để giảm nguy cơ này xuống mức thấp nhất.
Những yếu tố bên ngoài như điều kiện kinh tế, lời nhận xét không khéo léo về cách nuôi con từ người khác, gia đình không hòa thuận, sinh con khi chưa chuẩn bị tốt tâm lý ( vấn đề này thường gặp ở những mẹ bỉm sữa trẻ)… cũng là những yếu tố làm mẹ trở nên căng thẳng, cáu gắt hơn dễ dẫn tới trầm cảm sau sinh.
Dấu hiệu nhận biết cơn trầm cảm ở mẹ bỉm sữa
Sau khi sinh người mẹ sẽ trở nên nhạy cảm hơn nhiều với lời nói, nhận xét của người xung quanh, vì thế người nhà cần để tâm đến mẹ mới sinh nhiều hơn. Nếu như mẹ có những biểu hiện sau đây thì gia đình nên chú ý:
- Tâm trạng của mẹ thay đổi thường xuyên, lúc vui lúc buồn khó kiểm soát được cảm xúc. Mẹ có thể sẽ buồn bã, lo lắng, bồn chồn, dễ khóc hay cáu gắt, tức giận.
- Mẹ có cảm giác chán ăn hoặc ăn quá nhiều, mất ngủ hay ngủ nhiều hơn bình thường,… cơ thể luôn uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng làm việc.
- Khó tập trung vào việc đang làm, có những suy nghĩ tiêu cực hay không muốn nói chuyện với mọi người.
Những hậu quả nghiêm trọng mà trầm cảm sau sinh để lại
Nếu không được phát hiện và có những phương pháp can thiệp phù hợp kịp thời thì sẽ dẫn tới những hậu nghiêm trọng khó lường trước được. Chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến tinh thần lẫn thể chất của cả mẹ và bé.
- Đối với mẹ: Nếu tình trạng trầm cảm sau sinh kéo dài, sức khỏe của mẹ sẽ ngày càng xuống dốc, tinh thần uể oải, cảm thấy bản thân không yêu con và không muốn chăm sóc con – điều này khiến mẹ khó tương tác và gắn kết với bé, tăng nguy cơ bị trầm cảm trong tương lai. Hậu quả nghiêm trọng nhất là mẹ có những suy nghĩ muốn tự tử thậm chí là muốn làm hại cả con của mình.
- Đối với trẻ: Việc mẹ bị trầm cảm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trong tương lai của trẻ. Bé có thể mắc bệnh chậm nói, vận động chậm phát triển, gặp trở ngại trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh, dễ căng thẳng khi gặp môi trường mới,…
Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm sau sinh?
Để hạn chế nguy cơ gặp phải tình trạng trầm cảm sau khi sinh, mẹ cần có sự chuẩn bị tâm lý thật tốt từ khi đang mang thai cho đến sau khi sinh.
Trong suốt giai đoạn mang thai, mẹ cần giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan và có một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Bạn có thể tham gia những khóa học dành cho người sắp trở thành ba mẹ để có thêm nhiều kiến thức, chuẩn bị kỹ càng nhất đón bé yêu.
Sau khi sinh, mẹ cần chú ý không nên ôm đồm quá nhiều việc vào bản thân vì chăm sóc trẻ sơ sinh một mình là một việc làm khó khăn. Mẹ có thể nhờ chồng, người thân trong gia đình để chia sẻ việc chăm trẻ, công việc nhà.
Mẹ nên dành thời gian rảnh để nghỉ ngơi, làm việc yêu thích để giải tỏa căng thẳng, chia sẻ nói chuyện với bạn bè, người thân để tránh tạo áp lực cho bản thân, hạn chế nguy cơ dẫn tới tình trạng trầm cảm sau sinh.
Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng rằng mẹ bỉm sữa và gia đình có thêm nhiều kiến thức về trầm cảm sau sinh để có thể phát hiện và can thiệp kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Trẻ sơ sinh là giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời mỗi con người, ...
Th8
Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc bé sau sinh tại nhà
Chăm sóc bé sau sinh tại nhà là một trong những nhiệm vụ đầy thách ...
Th8
Dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong hành trình làm mẹ, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là một trong ...
Th8
Chăm bé 6 tháng đầu: hành trình khám phá và phát triển
Chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi là một trong những ...
Th8
Cách thư giãn khi mang thai tốt cho mẹ và thai nhi
Trong suốt giai đoạn mang thai, cơ thể của người phụ nữ trải qua rất ...
Th8
Cách giảm buồn nôn hiệu quả khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi lớn về ...
Th8