Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh mẹ dễ mắc phải trong quá trình mang thai. Nếu mắc phải bệnh này, sức khỏe của mẹ và bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, BON Spa sẽ cùng các mẹ tìm hiểu nguyên nhân và một số cách phòng tránh bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai cho mẹ bầu nhé!
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tình trạng tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là hiện tượng lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường trong lúc mang thai do cơ thể mẹ bị rối loạn chức năng dung nạp glucose. Bệnh này có thể xuất hiện bất kỳ thời gian trong suốt quá trình mang thai nhưng thường gặp nhất là vào 3 tháng cuối cùng của thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ xuất phát từ nguyên nhân nào?
Cơ thể chúng ta cần có insulin để giúp vận chuyển đường glucose vào các tế bào nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng như giúp làm giảm lượng đường trong máu.
Trong khoảng thời gian mang thai, cơ thể mẹ sẽ tiết ra một số hormone hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi nhưng một vài hormone trong số này lại kìm hãm khả năng sản xuất insulin trong cơ thể mẹ bầu.
Nếu insulin tiết ra không đủ để ổn định lượng đường trong máu sẽ dẫn tới tình trạng tiểu đường thai kỳ.
Dấu hiệu giúp bạn nhận ra mình đang mắc bệnh?
Rất khó để bạn nhận ra mình đang mắc bệnh tiểu đường khi mang thai bởi vì chúng không có dấu hiệu rõ rệt. Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện sau đây thì bạn nên lưu ý:
- Bạn thường xuyên cảm thấy khô miệng, dễ khát nước.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải kéo dài không đỡ.
- Thị lực giảm sút, mắt bạn mờ đi trong thời gian ngắn.
- Vùng kín bị viêm nhiễm mặc dù bạn vẫn vệ sinh sạch sẽ.
- Bạn khó kiểm soát được việc ăn uống dẫn tới tăng cân nhanh so với lời khuyên của bác sĩ.

Mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong khi mang thai cao nếu:
- Mẹ bị thừa cân hay có tiền sử béo phì trước khi mang thai.
- Mẹ bắt đầu mang thai khi ngoài 35 tuổi.
- Có người nhà (ba, mẹ hay anh chị em) mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Mẹ từng sinh một hoặc nhiều con trên 4kg.
- Mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sinh non, tiền sản giật,… hay có thai chết lưu.
Bệnh tiểu đường trong khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, nó gây ra một số vấn đề gây khó khăn trong việc sinh nở:
- Bệnh khiến cho thai nhi tăng trưởng to quá mức sẽ làm cho thai phụ khó sinh, không thể sinh thường hoặc dễ mắc biến chứng trong khi sinh.
- Bạn có thể chuyển dạ sinh non vì em bé quá lớn, sinh non do mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khiến trẻ gặp phải tình trạng siêu hô hấp, khó thở hoặc co giật.
- Bé có thể mắc dị tật bẩm sinh, bị vàng da.
- Khi bé lớn lên nguy cơ béo phì và mắc bệnh tiểu đường tăng cao.
- Nghiêm trọng nhất là xảy ra tình huống thai lưu hoặc mất ngay sau khi sinh.
Một số cách giúp mẹ phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ
Để mẹ có sức tốt và thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt thời gian thai kỳ, mẹ bầu có thể thực hiện một số cách sau đây để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong khi mang thai:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh phù hợp với thể trạng của từng người
Trước khi quyết định có em bé, mẹ nên duy trì chỉ số BMI <= 25, nghĩa là mẹ sẽ phải duy trì số cân nặng phù hợp với chiều cao. Đến khi có thai mẹ cũng cần tăng cân nặng điều độ theo theo khuyên của bác sĩ.
Như thế, mẹ phải có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng: đường bột, đạm, vitamin, khoáng chất, chất béo tốt. Mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành các bữa ăn nhỏ trong ngày, bổ sung đủ 2-2,5l nước mỗi ngày, các loại trái cây, rau củ có nhiều chất xơ, sữa chua, các loại hạt.
Hạn chế những món ăn có phương pháp chế biến chiên, xào, nhiều gia vị, cay nóng,… sẽ giúp mẹ có cơ thể khỏe mạnh.
Kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng
Bên cạnh việc ăn uống hợp lý, bạn có thể tham gia các lớp học yoga, thiền cho mẹ bầu hoặc đi bộ, làm việc nhà, đi dạo,… cũng là một cách tập thể dục thích hợp.

Tập thể dục không chỉ giúp mẹ bầu hạn chế mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mà còn giúp mẹ tăng cường sự dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng của cơ thể cũng như hỗ trợ cho hoạt động của tim mạch.
Qua bài viết trên BON Spa hy vọng các mẹ bầu đã hiểu rõ thêm về bệnh tiểu đường thai kỳ và tìm ra phương pháp phòng bệnh hiệu quả, thích hợp với từng người để đảm bảo mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Bài viết liên quan
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai mà mẹ cần lưu ý
Trong khoảng thời gian mang thai, thì mẹ phải đối mặt với rất nhiều thay ...
Th12
Tại sao thai chậm tăng trưởng trong bụng mẹ?
Thai chậm tăng trưởng là một trong những nỗi băn khoăn của bậc cha mẹ ...
Th12
Mẹ có nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ nào trong thời gian mang thai?
Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc của mẹ tuy nhiên mẹ cũng dễ ...
Th11
Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh viêm da ở trẻ nhỏ
Da của trẻ nhỏ vô cùng mỏng manh và nhạy cảm, vì thế khi da ...
Th11
Đâu là âm thanh thai nhi thích được nghe nhất?
Thai nhi trong bụng mẹ từ tuần thứ 16 đã bắt đầu hình thành và ...
Th11
Những lưu ý nuôi con trong 12 tháng đầu tiên mà ba mẹ cần biết
Sau khoảng thời gian dài chờ đợi, cuối cùng ba mẹ cũng được gặp bé ...
Th11