Thiếu vận động trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu như thế nào?

Các Môn Thể Thao Thích Hợp Cho Mẹ Bầu Trong Thời Gian Mang Thai

Ông bà ta luôn cho rằng mẹ cần tránh vận động nhiều để không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu như ít vận động có thật sự tốt cho mẹ bầu không? Hôm nay BON Spa sẽ cùng các mẹ tìm hiểu kỹ hơn về những ảnh hưởng của việc thiếu vận động trong thai kỳ đối với mẹ bầu nhé!

Thiếu vận động trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu?

Có nên vận động hay không luôn là câu hỏi làm cho các mẹ bầu băn khoăn, lo lắng. Theo ý kiến của các chuyên gia thì các mẹ nên có một chế độ ăn uống và vận động phù hợp với sức khỏe của bản thân. Nếu như thiếu vận động thì mẹ có thể sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe như sau:

Thiếu Vận động Trong Thai Kỳ Sẽ ảnh Hưởng Như Thế Nào đến Mẹ Bầu
Thiếu vận động trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu

Mẹ bị thừa cân, khó kiểm soát cân nặng:

Việc kiểm soát cân nặng trong khoảng thời gian mang thai không phải là một việc dễ làm. Nếu như mẹ lười vận động mẹ sẽ gặp một số bệnh như tiểu đường thai kỳ hay thừa cân. Chúng sẽ dẫn đến việc thai nhi phát triển quá to gây khó sinh, mẹ thì có thể mắc bệnh nhiễm trùng bàng quang hay tăng huyết áp thai kỳ. Những điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Cơ thể mẹ bầu bị cứng và không mềm dẻo:

Khi thai nhi phát triển ngày càng lớn, mẹ sẽ dễ cảm thấy đau lưng, nhức mỏi nhiều nơi trên cơ thể. Vì thế nếu mẹ ít vận động, sức khỏe không được duy trì ở mức độ tốt thì vào giai đoạn này mẹ sẽ dễ cảm thấy stress, khó chống lại mệt mỏi.

Đồng thời, việc thiếu vận động trong thai kỳ là một trong các nguyên nhân làm cho mẹ khó ngủ hay thậm chí là mất ngủ vào ban đêm, khiến cơ thể uể oải, ủ rũ. Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ giải phóng năng lượng giúp dễ ngủ hơn.

Mẹ dễ gặp những vấn đề về đường tiêu hóa:

Sự phát triển của thai nhi có thể gây chèn ép một số cơ quan nội tạng gần đó chẳng hạn như ruột, bàng quang,… Vì thế khi mang thai mẹ sẽ dễ mắc bệnh về đường ruột, bệnh thường gặp nhất là bị táo bón do nhu động ruột giảm hoạt động.

Nếu mẹ lười vận động, mẹ sẽ dễ gặp tình trạng táo bón gây khó chịu cho mẹ, thậm chí táo bón có thể là nguyên nhân khiến cho mẹ sinh non.

Các môn thể thao thích hợp cho mẹ bầu trong thời gian mang thai

Sau khi hiểu được những ảnh hưởng tiêu cực của việc thiếu vận động trong thai kỳ đối với sức khỏe của mẹ và bé, mẹ bầu cần thay đổi thói quen của mình để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một số môn thể thao phù hợp với mẹ bầu:

Các Môn Thể Thao Thích Hợp Cho Mẹ Bầu Trong Thời Gian Mang Thai
Các môn thể thao thích hợp cho mẹ bầu trong thời gian mang thai
  • Bơi: Đây là một môn thể thao ít tác động đến xương khớp và dây chằng của mẹ do có sự hỗ trợ của nước. Điều này có thể giúp mẹ thoải mái hoạt động dù thai của mẹ đã lớn.
  • Yoga: Những động tác nhẹ nhàng rèn luyện sự dẻo dai chính là một lựa chọn tốt cho mẹ. Đây cũng là một cách tuyệt vời để thư giãn giúp tinh thần của mẹ thư thái hơn.
  • Pilates: Mặc dù đây là môn vẫn còn mới lạ ở Việt Nam nhưng những bài tập này sẽ giúp mẹ tăng sức mạnh cho cơ bắp và cải thiện sức khỏe.
  • Những bài tập với bóng cũng giúp mẹ giữ dáng đồng thời chuẩn bị có quá trình sinh nở.
  • Khiêu vũ nhẹ nhàng cũng là một môn thể thao phù hợp. Chuỗi động tác uyển chuyển nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mẹ mềm dẻo hơn.

Bên cạnh những môn thể thao trên, đi dạo hay làm việc nhà cũng là một phương pháp giúp mẹ cải thiện được tình trạng thiếu vận động trong thai kỳ.

Mẹ bầu cần lưu ý những điều gì khi tập thể thao trong thai kỳ?

Tập thể thao đúng cách mang lại cho mẹ rất nhiều lợi ích, tuy nhiên nếu tập sai phương pháp hay chọn những bài tập không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần quan tâm khi tập thể thao:

Mẹ Bầu Cần Lưu ý Những điều Gì Khi Tập Thể Thao Trong Thai Kỳ
Mẹ bầu cần lưu ý những điều gì khi tập thể thao trong thai kỳ
  • Đầu tiên, trước khi tham gia bất kỳ một môn thể thao nào, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể chọn được môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ.
  • Thứ hai, thời gian thích hợp nhất để mẹ bắt đầu tập luyện là khi thai nhi đã đủ 20 tuần tuổi, tức là mẹ đã vượt qua 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Thứ ba, dù là tập luyện nhẹ nhàng nhưng mẹ cũng không nên tập quá lâu. Thời gian được các bác sĩ khuyến khích là khoảng là 15-20 phút/ lần.
  • Cuối cùng, khi cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,… thì mẹ nên dừng lại không nên tiếp tục thực hiện.

Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng các mẹ đã hiểu được sự nguy hiểm của việc thiếu vận động trong thai kỳ. Đồng thời, mẹ có thể tìm ra cho mình một phương pháp tập luyện phù hợp với sở thích của bản thân để nâng cao sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

two × = 6