Thai phát triển chậm và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Thai Phat Trien Cham 2

Trong quá trình mang thai, tình trạng sức khỏe của thai nhi luôn là mối quan tâm bậc nhất của ba mẹ. Khi được chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung sẽ làm ba mẹ lo lắng, đặc biệt là các mẹ bầu. Để giải tỏa nỗi lo lắng này, các mẹ hãy cùng BON Spa tìm hiểu thêm về nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng thai phát triển chậm trong thai kỳ nhé!

Nguyên nhân nào dẫn đến thai phát triển chậm?

Thai chậm phát triển (IUGR) chính là tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng khi còn nằm trong bụng mẹ, điều này được xác định qua kích thước và cân nặng của thai nhi. Hai chỉ số này sẽ có dấu hiệu nhỏ hơn chỉ số trung bình trong độ tuổi mang thai và được phát hiện trong 2 lần khám liên tiếp cách nhau 1 tuần. Tỉ lệ mà mẹ bầu mắc phải tình trạng thai chậm phát triển là khoảng 3-5%.

Nguyên nhân thai phát triển chậm
Nguyên nhân thai phát triển chậm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có 4 nhóm nguyên nhân chính là do mẹ, do thai nhi, do nhau thai và do các tác nhân bên ngoài.

Do mẹ bầu: 

Nếu mẹ bầu bị cao huyết áp, có tiền sử mắc bệnh mãn tính như tim, thận,… hoặc thiếu dinh dưỡng trầm trọng… thì sẽ dễ gặp tình trạng thai phát triển chậm.

Do thai nhi:

Sức khỏe của thai nhi cũng ảnh hưởng đến tình trạng thai phát triển chậm. Tình trạng này sẽ xảy ra nếu thai nhi gặp những vấn đề như: Bất thường về nhiễm sắc thể, hội chứng Turner, Down; thai bị dị tật hay đa thai…

Do nhau thai có vấn đề:

Các vấn đề thường gặp phải là suy chức năng bánh nhau, bất thường ở tử cung, trọng lượng nhau thai thấp, ….

Ngoài những nguyên nhân trên thì tác động từ môi trường bên ngoài như thuốc lá, những bệnh nhiễm trùng ở mẹ bầu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai phát triển chậm. 

Thai phát triển chậm gây ra những nguy hiểm gì?

Thai phát triển chậm gây ra những nguy hiểm gì?
Thai phát triển chậm gây ra những nguy hiểm gì?

Đầu tiên là sinh non, điểu này sẽ khiến các bé phải gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Tiếp theo là tỷ lệ biến chứng, mắc bệnh và tử vong sau khi sinh gia tăng.

Tình trạng thiếu ối cũng thường xuất hiện, điều này có thể gây tử vong cho thai nhi do nước ối ít dẫn đến chèn ép dây rốn.

Các bé đã từng là thai chậm phát triển trong tử cung sẽ phải đối mặt với nguy cơ dễ mắc phải như bị di chứng về thần kinh, biến chứng về tim mạch, rối loạn chuyển hóa dẫn đến bệnh đái tháo đường, béo phì, rối loạn phát triển về chiều cao, cao huyết áp khi lớn tuổi…

Làm thế nào để sớm nhận biết thai chậm phát triển trong tử cung?

Đầu tiên, các mẹ bầu nên khám tiền sản trước khi chuẩn bị có thai dù cơ thể khỏe mạnh.

Thứ hai, các mẹ phải lưu giữ lại các giấy tờ ghi nhận bệnh tật của mình để phòng trường bác sĩ cần tham khảo.

Cuối cùng, trong quá trình mang thai cần thăm khám thai thường xuyên để bác sĩ có thể theo dõi bề cao của tử cung theo từng tuổi thai. 

Những mẹ bầu nào dễ gặp nguy cơ thai phát triển chậm?

Những mẹ bầu nào dễ gặp nguy cơ thai phát triển chậm?
Những mẹ bầu nào dễ gặp nguy cơ thai phát triển chậm?
  • Những mẹ bầu có tiền sử bị bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận, phổi,… bệnh lý về hồng cầu.
  • Mẹ có tiền sử sinh con chậm phát triển trong tử cung.
  • Đa thai, mẹ mang từ 2 thai trở lên (sinh đôi, sinh ba,…)
  • Mẹ hay sử dụng những chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cocaine.
  •  Mẹ tăng cân ít so với quy chuẩn bình thường.
  • Mẹ bầu mắc những bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh rối loạn về di truyền.
  • Mẹ thường  hay tiếp xúc với những hóa chất độc hại.

Cần làm gì để phòng tránh thai chậm phát triển?

  • Khi có kế hoạch mang thai, ba mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ càng về di truyền.
  • Trước và trong thời kỳ mang thai các mẹ cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… đồng thời cũng tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Cần xây dựng một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Các mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh hơn.
  • Đặc biệt trong quá trình mang thai không được tự ý dùng thuốc, phải sử dụng theo  ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng làm thai chậm phát triển.

Khi được chẩn đoán thai chậm phát triển các mẹ bầu phải làm gì?

Khi được chẩn đoán thai chậm phát triển các mẹ bầu phải làm gì?
Khi được chẩn đoán thai chậm phát triển các mẹ bầu phải làm gì?

Sức khỏe và tinh thần của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều tới đến thai nhi vì thế khi được chẩn đoán thai chậm phát triển các mẹ bầu không nên quá lo lắng và căng thẳng. Những điều các mẹ cần làm là:

  • Thăm khám thường xuyên theo lịch khám định kỳ của bác sĩ, điều này sẽ giúp các bác sĩ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và tìm cách xử lý phù hợp.
  • Nên nằm nghiêng về phía bên trái nhằm giúp tăng lượng máu, oxy đến tử cung và các chất dinh dưỡng đến thai nhi.
  • Cần điều chỉnh lại chế độ ăn để đảm bảo cả mẹ và bé đều đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời các mẹ cũng cần ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Tránh những thực phẩm có chất kích thích như bia rượu, cà phê,…

Qua bài viết trên, BON Spa hi vọng sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc hiểu thêm về tình trạng thai phát triển chậm để các mẹ có thể chuẩn bị cho một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

twenty six ÷ thirteen =