Thai chậm tăng trưởng là một trong những nỗi băn khoăn của bậc cha mẹ trong suốt hành trình mang thai. Vậy khi đối mặt với tình huống này thì ba mẹ phải làm như thế nào? Hôm nay, BON Spa sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.
Thế nào là thai chậm tăng trưởng và nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
Thai nhi có kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ hơn so với cân nặng dự kiến của tuổi thai chính là hiện tượng thai chậm tăng trưởng. Có trường hợp thai nhi chỉ là kích thước nhỏ sức khỏe thai vẫn bình thường. Nhưng cũng có trường hợp ngược lại, thai nhi phát triển không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn thiện các cơ quan của thai nhi. Tình huống này có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, vì thế mẹ luôn phải theo dõi tình hình sức khỏe của mẹ và bé để kịp thời phát hiện.
Nguyên nhân gây nên tình trạng này có rất nhiều nhưng dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ trong bụng mẹ. Vấn đề sẽ xảy ra ở nhau thai hoặc dây rốn có bất thường khiến oxy, chất dinh dưỡng và lưu lượng máu khó mà lưu thông được ảnh hưởng đến sự phát triển của bé:
– Mẹ mang đa thai: Điều này có nghĩa là mẹ mang thai đôi, thai ba hoặc nhiều hơn. Các chất dinh dưỡng từ mẹ không đủ cung cấp cho các bé làm cho thai nhi có kích thước nhỏ.
– Mẹ có bệnh nền trước khi mang thai: Nếu như mẹ có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, mắc các bệnh nhiễm trùng, béo phì, nhẹ cân, hen suyễn, … tất cả đều có thể là nguyên do khiến thai chậm tăng trưởng.
– Mẹ đã từng sinh nở nhiều lần trước đó hoặc khoảng thời gian giữa các lần mang thai quá ít (dưới 6 tháng) hoặc quá nhiều (trên 120 tháng).
– Mẹ có lối sống, sinh hoạt chưa hợp lý: Việc thường xuyên tiếp xúc với rượu, bia, các chất kích thích, gây nghiện, thuốc lá sẽ khiến tác động không tốt tới bé.
– Thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh hay có bất thường về nhiễm sắc thể hay gen như hội chứng Down, Turner hay do di truyền.
Tình trạng thai chậm tăng trưởng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bé?
Tình trạng thai chậm tăng trưởng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thai trong bụng mẹ và có kéo theo hậu quả đến sau khi sinh không luôn là nỗi băn khoăn, lo lắng của bố mẹ. Sau đây, BON Spa sẽ giải đáp cho các bạn nhé:
– Bé sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh nhiều hơn những bé khác: Bé có khả năng bị bệnh về thần kinh, trí não phát triển kém, vàng da, suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt hay dễ nhiễm trùng.
– Mẹ có khả năng sẽ sinh sớm hơn dự định để đảm bảo an toàn cho bé. Tuy nhiên, khi sinh non, bé còn nhỏ sẽ có sức đề kháng yếu, phải nằm trong lồng ấp để được theo dõi cẩn thận và tránh các bệnh nhiễm trùng.
– Tình huống không mong muốn nhất có thể xảy ra là thai sẽ mất trong bụng mẹ. Vì các chất dinh dưỡng, oxy gặp khó khăn khi truyền từ mẹ sang bé, làm cho bé bị thiếu các dưỡng chất cần thiết để duy trì sự sống.
Mẹ nên làm gì để hạn chế gặp tình huống thai chậm tăng trưởng?
Theo như các nguyên nhân đã trình bày ở trên, mẹ cũng biết được rằng có nhiều nguyên nhân không thể phòng tránh được. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể cố gắng để chuẩn bị sức khỏe cũng như tinh thần tốt nhất để hạn chế tình huống này:
– Trước khi mang thai mẹ nên thực hiện khám tiền sản để bác sĩ có thể nắm được tình trạng sức khỏe của mẹ để có thể cho lời khuyên cũng như can thiệp kịp thời.
– Tiêm ngừa các mũi tiêm cần thiết để có một sức khỏe tốt nhất cho hành trình mang thai hơn 9 tháng.
– Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh: Mẹ nên lựa chọn thực phẩm tốt cơ thể, tránh xa rượu, bia, thuốc lá. Đồng thời tập thể dục đều đặn để tăng cường sự dẻo dai cũng như duy trì mức cân nặng phù hợp với bản thân, từ đó hạn chế gặp tình trạng thai chậm tăng trưởng trong thời gian mang thai.
– Khám thai định kỳ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu năm. Khám thai đúng lịch sẽ giúp bác sĩ có thể theo dõi, kịp thời phát hiện những bất thường của mẹ và bé, đảm bảo cho mẹ có một thai kỳ an toàn.
Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp ba mẹ hiểu hơn và bớt lo lắng khi gặp phải tình trạng thai chậm tăng trưởng trong bụng mẹ. Từ đó mẹ có thể tận hưởng hành trình mang có khó khăn nhưng cũng tràn ngập hạnh phúc này.
Bài viết liên quan
5 điều MẸ BẦU phải tránh để có thai kỳ khỏe mạnh
Mang thai là một hành trình tuyệt vời, nhưng để mẹ bầu và bé yêu ...
Th10
Bé bị suy dinh dưỡng và những điều ba mẹ cần biết
Suy dinh dưỡng là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến sự ...
Th10
Tiểu đường ở trẻ em: Vấn đề mà ba mẹ cần quan tâm
Tiểu đường ở trẻ em là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có ...
Th10
Dây rốn quấn cổ thai nhi có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Dây rốn quấn cổ thai nhi là một hiện tượng khá phổ biến trong quá ...
Th10
Bệnh truyền nhiễm khi mang thai và những điều mẹ cần quan tâm
Khi mang thai hệ miễn dịch trong cơ thể mẹ sẽ nhạy cảm, dễ mắc ...
Th10
Phòng tránh tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ cần biết
Trong quá trình mang thai mẹ có thể phải đối mặt với nhiều bệnh lý ...
Th10