Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách phòng ngừa tình trạng này

Nguyên Nhân Nào Dẫn đến Tình Trạng Rối Loạn Tiêu Hóa ở Trẻ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng và phát triển của trẻ nhỏ. Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ khiến sức khỏe của trẻ bị giảm sút, thậm chí là mắc phải bệnh nguy hiểm như viêm đại tràng. Hôm nay, các bạn hãy cùng BON Spa tìm hiểu thêm về triệu chứng này nhé!

Thế nào là rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và chúng có bao nhiêu loại?

Rối loạn tiêu hóa là những sự thay đổi xảy ra ở hệ tiêu hóa của trẻ. Nó làm cho hệ tiêu hóa của trẻ co bóp bất thường, quá trình tiêu hóa thức ăn của trẻ bị cản trở, gặp nhiều khó khăn. Dẫn đến bé sẽ dễ bị đau bụng, nôn trớ, táo bón, tiêu chảy,…

Thế Nào Là Rối Loạn Tiêu Hóa ở Trẻ Em Và Chúng Có Bao Nhiêu Loại
Thế nào là rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và chúng có bao nhiêu loại

Rối loạn tiêu hóa còn được chia thành 2 loại chính:

  • Rối loạn tiêu hóa cơ học: Các hoạt động của tiêu hóa gặp khó khăn, dẫn đến khả năng xử lý thức ăn không hoạt động bình thường.
  • Rối loạn tiêu hóa chức năng: Hệ thống tiêu hóa của bé vẫn bình thường nhưng nó hoạt động không hề hiệu quả.

Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ sẽ gặp chứng khó hấp thu dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, trí não và thể chất của trẻ khó có thể phát triển toàn diện.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, ba mẹ cần nắm được các nguyên nhân này để có thể chăm sóc cho trẻ tốt nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:

Nguyên Nhân Nào Dẫn đến Tình Trạng Rối Loạn Tiêu Hóa ở Trẻ
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Sức đề kháng của trẻ còn yếu kém: Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa vẫn còn chưa được hoàn thiện kết hợp với sức đề kháng còn yếu dẫn đến việc hệ tiêu hóa dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus.

Nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: Do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn rất nhạy cảm nên khi ăn phải đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, bị ôi thiu hay bảo quản không đúng cách làm chúng bị biến chất khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn.

Chế độ ăn uống không hợp lý: Nếu mẹ cho bé ăn những loại thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ, nhiều đạm làm bé không thể tiêu hóa hết gây đầy bụng. Bên cạnh đó, nhiều mẹ có xu hướng cho bé ăn nhiều hơn trong mỗi bữa, tuy nhiên việc này cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Những biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Tùy thuộc vào thể trạng, độ tuổi và nguyên nhân gây bệnh trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Ba mẹ có thể tham khảo một số biểu hiện dưới đây để kịp thời nhận biết và phát hiện bệnh ở trẻ:

Những Biểu Hiện Của Bệnh Rối Loạn Tiêu Hóa ở Trẻ Nhỏ
Những biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
  • Đau bụng: Trẻ sẽ có hiện tượng đau bụng không liên tục, bé có thể đau nhẹ cho đến đau quằn quại. Ba mẹ cần lưu ý khi thấy trẻ đau ở vùng bụng dưới bên trái vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa.
  • Táo bón: Nếu trẻ thường ăn những loại thực phẩm cứng, nhiều đạm, ít chất xơ,… thì trẻ sẽ dễ bị táo bón. Táo bón không chỉ làm cho trẻ đau đớn khi đi vệ sinh chúng còn làm cho bé biếng ăn gây ảnh hưởng không tốt đến đường ruột.
  • Nôn trớ: Đối với các bé nhỏ, trẻ dễ bị nôn trớ khi khó tiêu hóa do hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện. Nhiều trường hợp khi hệ tiêu hóa của bé đã ổn định hơn thì những triệu chứng này cũng sẽ biến mất.
  • Tiêu chảy: Nếu trẻ đi phân lỏng, có chất nhầy và đi nhiều hơn 3 lần/ngày thì ba mẹ cần lưu ý. Đôi khi phân sẽ có màu xanh, vàng hoặc xàm.

Những biện pháp giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em?

Để bé có thể phát triển khỏe mạnh, ba mẹ nên thực hiện các biện pháp để phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Ba mẹ cần quan tâm đến thói quen sinh hoạt lẫn thực đơn ăn uống của trẻ. Sau đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh hữu ích mà ba mẹ nên biết:

Những Biện Pháp Giúp Phòng Ngừa Rối Loạn Tiêu Hóa ở Trẻ Em
Những biện pháp giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý, bổ sung chất xơ

Trong mỗi bữa ăn của trẻ, ba mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là chất xơ có trong hoa quả, rau củ, chúng sẽ giúp bé hạn chế được tình trạng táo bón.

Ngoài ra, ba mẹ cũng không nên cho bé ăn quá no trong một bữa. Chia nhỏ khẩu phần ăn và cho bé ăn nhiều lần giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn.

Dành thời gian rèn luyện cơ thể, tăng cường hoạt động ngoài trời

Việc hoạt động ngoài trời hay luyện tập thể thao là một việc làm vô cùng quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng của bé. Đồng thời, tập thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, nhảy dây,… cũng giúp cải thiện được hệ tiêu hóa.

Bổ sung nước đầy đủ

Nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt chúng góp phần không nhỏ để phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khi uống nước đầy đủ, chúng sẽ giúp làm sạch hệ tiêu hóa, làm mềm phân giúp trẻ dễ đi vệ sinh.

Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng ba mẹ đã có thêm nhiều thông tin về bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Điều này giúp ba mẹ sớm phát hiện và nhận biết bệnh để có những biện pháp xử lý kịp thời hay đưa trẻ đến các trung tâm y tế thăm khám tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

65 − sixty three =