Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển, nhiều phương pháp tránh thai xuất hiện nhưng đặt vòng tránh thai vẫn là phương pháp được nhiều chị em ưa chuộng. Vậy việc đặt vòng liệu có an toàn và hiệu quả như nhiều người vẫn nghĩ không hãy cùng BON Spa tìm câu trả lời nhé!
Vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ, có hình dạng chữ T, thường làm bằng nhựa dẻo hay bằng đồng được đưa vào tử cung của người phụ nữ nhằm ngăn chặn phôi phát triển thành bào thai.
Theo nghiên cứu, có khoảng 23,7% phụ nữ vẫn chọn biện pháp đặt vòng để ngừa thai, phương pháp này được chị em tin dùng bởi vì chi phí hợp lý, hiệu quả cao và an toàn.
Quy trình đặt vòng tránh thai
Quá trình này diễn ra khá nhanh, tầm khoảng 15 phút, bác sĩ sẽ tiến hành mở âm đạo, khử trùng, đo chiều dài buồng tử cung và cuối cùng là đưa vòng tránh thai vào vị trí đã được xác định.
Sau khi đặt vòng, chị em cần theo dõi cẩn thận tình trạng của bản thân. Nếu có những dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo quá nhiều hay cảm thấy vòng bị lệch khỏi vị trí đã đặt thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Ưu điểm và rủi ro mà đặt vòng tránh thai mang lại
Bất kì một phương pháp tránh thai nào cũng có 2 mặt của nó, chúng ta cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định thực hiện.
Ưu điểm
- Phương pháp này được đánh giá có hiệu quả cao lên đến 90% và có thể duy trì trong thời gian dài. Thời gian sử dụng ước tính tầm 5-10 năm cho một lần đặt vòng.
- Chi phí tiết kiệm.
- Thao tác thực hiện đơn giản, nhanh chong trong cả 2 việc đặt vòng và tháo vòng.
- Việc đặt vòng không gây ra quá nhiều đau đớn cho chị em.
- Chuyện chăn gối không bị ảnh hưởng sau khi chị em đặt vòng, nếu như có nhu cầu sinh con, chị em có thể nhanh chóng tháo vòng.
Rủi ro
- Đặt vòng tránh thai không phải là phương pháp bảo vệ chị em khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà,…
- Trong trường hợp vòng bị lệch hay hết hạn sử dụng… thì sẽ xảy ra tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
- Đôi khi, biện pháp tránh thai này có thể làm cho bạn mang thai ngoài tử cung, do trứng thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung.
- Một số ít trường hợp tử cung của bạn có thể bị tổn thương trong quá trình đưa vòng vào âm đạo, điều này có thế gây đau rát.
- Có thể xuất hiện các bệnh phụ khoa viêm nhiễm như dịch âm đạo có màu, có mùi hôi, âm hộ ngứa ngáy, … chị em sẽ thấy khó chịu khi âm đạo tăng tiết dịch.
- Một số chị em sẽ gặp trường hợp đau lưng, đau vùng bụng dưới. Cảm giác này sẽ giảm dần và biến mất sau một thời gian. Nếu như không giảm thì bạn nên đến bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp.
Những chị em nào không phù hợp với việc sử dụng vòng tránh thai
Mặc dù đặt vòng tránh thai là phương pháp phổ biến nhưng không phải ai cũng phù hợp vì thế trước khi đưa ra quyết định chị em nên đến bác sĩ tư vấn kỹ càng. Một số trường hợp mà chị em không nên sử dụng phương pháp tránh thai này:
- Những chị em bị dị tật ở tử cung, u xơ.
- Phụ nữ gặp những vấn đề rối loạn về máu huyết như thiếu máu, đông máu trong thời gian dài; xuất huyết nặng.
- Trường hợp nghi ngờ đang mang thai hoặc đã từng mang thai ngoài từ cung.
- Tình trạng viêm nhiễm vùng kín hay đang mắc phải các bệnh về đường tình dục trong vòng 3 tháng.
- Chị em bị viêm nhiễm vòi trứng dù đã điều trị khỏi hay viêm nội mạc tử cung.
Thời gian nào là thích hợp để đặt vòng tránh thai?
Thời gian thích hợp nhất để đặt vòng là ngay sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc và chưa quan hệ tình dục. Cổ tử cung lúc này hơi hé làm quá trình đặt vòng dễ dàng hơn, giảm bớt sự đau đớn cho chị em.
Sau khi sinh 6 tuần chính là thời gian phù hợp để đặt vòng đối với mẹ bỉm sữa. Nếu như bạn sinh mổ thì thời gian đặt vòng cần lùi lại muộn hơn, ít nhất là 3 tháng bởi vì cổ tử cung sau sinh cần thời gian để phục hồi.
Sau khi đặt vòng cần lưu ý những điều gì?
Khi thực hiện đặt vòng xong bạn nên nghỉ ngơi tại chỗ tối thiếu 1 giờ để cơ thể thích nghi với những thay đổi mới.
Chị em cần lưu ý trong thời gian đầu sau khi đặt vòng tránh thai, đặc biệt là 1-3 ngày đầu tiên, chị em không đi lại nhiều, hạn chế leo cầu thang, mang vác đồ nặng, tránh hoạt động mạnh để vòng tránh thai không bị lệch hay gãy vỡ.
Ngoài ra bạn cần vệ sinh bộ phận sinh dục cẩn thận bằng nước sạch nhưng không nên thụt rửa âm đạo mạnh hay rửa nhiều lần, thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp và uống thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Cuối cùng, các bạn chỉ nên quan hệ tình dục sau 7-10 ngày sau khi đặt vòng.
Với những ưu điểm và hạn chế của việc đặt vòng tránh thai, BON Spa hi vọng bạn sẽ cân nhắc và tìm ra được một biện pháp tránh thai an toàn phù hợp với bản thân.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Trẻ sơ sinh là giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời mỗi con người, ...
Th8
Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc bé sau sinh tại nhà
Chăm sóc bé sau sinh tại nhà là một trong những nhiệm vụ đầy thách ...
Th8
Dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong hành trình làm mẹ, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là một trong ...
Th8
Chăm bé 6 tháng đầu: hành trình khám phá và phát triển
Chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi là một trong những ...
Th8
Cách thư giãn khi mang thai tốt cho mẹ và thai nhi
Trong suốt giai đoạn mang thai, cơ thể của người phụ nữ trải qua rất ...
Th8
Cách giảm buồn nôn hiệu quả khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi lớn về ...
Th8