Phụ nữ lớn tuổi mang thai và những điều cần biết

Thăm Khám Bác Sĩ đúng Theo Lịch Hẹn

Ngày nay, vì nhiều nguyên nhân mà độ tuổi kết hôn ngày càng muộn dẫn đến tình trạng phụ nữ lớn tuổi mang thai ngày càng nhiều hơn. Vậy việc mang thai khi đã lớn tuổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé? Hôm nay, BON Spa sẽ cùng các bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề này nhé!

Phụ nữ lớn tuổi mang thai phải đối mặt với những vấn đề nào?

Đa phần chị em hiện nay tập trung vào phát triển sự nghiệp, vì thế nên kế hoạch kết hôn cũng như sinh con phải lùi về sau. Tuy nhiên việc mang thai và sinh con khi lớn tuổi sẽ có những nguy cơ bệnh tật rình rập mà chị em cần lưu ý:

Phụ Nữ Lớn Tuổi Mang Thai
Phụ nữ lớn tuổi mang thai phải đối mặt với những vấn đề nào

Khả năng thụ thai giảm do chất lượng trứng giảm

Mặc dù không có bất kỳ quy định nào về độ tuổi sinh con nhưng theo ý kiến các chuyên gia thì các mẹ nên mang thai và sinh con vào độ tuổi từ 20 – 34 tuổi. Độ tuổi tốt nhất là từ 20-24 tuổi, lúc này số lượng cũng như chất lượng trứng của mẹ là tốt nhất. Tuy nhiên nếu người phụ nữ duy trì lối sống lành mạnh, thì độ tuổi 25-28 chính là thời gian lý tưởng để mang thai vì mẹ đã chín chắn về mặt suy nghĩ cũng như ổn định về mặt tài chính.

Nếu chị em kết hôn sau năm 35 tuổi mà sau 6 tháng cố gắng vẫn không thể thụ thai thì ba mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời. Bởi vì lúc này, không chỉ chất lượng trứng mà sức khỏe của người phụ nữ cũng không còn tốt như trước.

Những biến chứng mà mẹ có thể gặp trong giai đoạn thai kỳ

Tỷ lệ mắc các biến chứng thai kỳ ở phụ nữ lớn tuổi mang thai thường cao hơn các sản phụ khác. Mẹ bầu có thể gặp các bệnh chẳng hạn như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp khi mang thai,… Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng không mong muốn như thai lưu, sinh non, tiền sản giật, đột quỵ,… hay thậm chí là sảy thai.

Thai nhi có nguy cơ bị dị tật cao – các bệnh di truyền

Bên cạnh việc mẹ có thể gặp nhiều chứng bệnh khi mang thai, thai nhi cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Như đã nói ở trên, khi càng lớn tuổi chất lượng trứng của mẹ ngày càng giảm chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của phôi thai. Vì thế chúng chính là nguyên nhân khiến cho thai nhi mắc các bệnh về rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Patau, Edwards.

Thai Nhi Có Nguy Cơ Bị Dị Tật Cao Các Bệnh Di Truyền
Thai nhi có nguy cơ bị dị tật cao – các bệnh di truyền

Phụ nữ lớn tuổi mang thai cần làm gì để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh?

Mang thai khi tuổi đã lớn khiến cho mẹ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn các mẹ bầu trẻ tuổi vì thế mẹ cần lưu ý nhiều điều để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Mẹ bầu có thể tham khảo một số lưu ý sau đây: 

Thăm khám bác sĩ đúng theo lịch hẹn

Trước khi mang thai, mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín khám tiền sản nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất cho hơn 9 tháng thai kỳ sắp tới. Mẹ cần xét nghiệm, khai báo với bác sĩ các bệnh mãn tính của mẹ và tiêm ngừa các loại vacxin cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Thăm Khám Bác Sĩ đúng Theo Lịch Hẹn
Thăm khám bác sĩ đúng theo lịch hẹn

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ cần phải đến các buổi khám định kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Bổ sung cho cơ thể các loại vitamin theo yêu cầu của bác sĩ, đặc biệt không được tự ý uống các thực phẩm chức năng hay vitamin mà chưa có ý kiến của bác sĩ.

Duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh thích hợp với từng cơ địa của mẹ bầu

Dinh dưỡng có một vai trò hết sức quan trọng đến tình hình sức khỏe của mẹ bầu, nhất là phụ nữ lớn tuổi mang thai. Mẹ nên ăn đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể với một mức độ vừa phải. Để tránh trường hợp mẹ tăng cân hay sụt cân mất kiểm soát dẫn đến béo phì trong thai kỳ, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày hay lựa chọn những thực phẩm “sạch” tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh việc ăn uống điều độ, mẹ cần kết hợp với hoạt động nhẹ nhàng để tăng cường sức chịu đựng và sự dẻo dai cho cơ thể. Mẹ có thể chọn các bài tập phù hợp với mẹ bầu như yoga, thiền hay đi bộ,… khoảng 20-30 phút mỗi ngày để giúp nâng cao sức khỏe.

Môi trường sống trong lành sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh

Ngoài việc lựa chọn ăn uống “sạch”, mẹ cũng cần sinh hoạt trong một môi trường sống lành mạnh nghĩa là mẹ hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại. Nếu mẹ đang làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như khói thuốc lá, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm,… thì mẹ nên xin đổi qua một vị trí khác để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Môi Trường Sống Trong Lành Sẽ Giúp Mẹ Và Bé Khỏe Mạnh
Môi trường sống trong lành sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh

Mẹ cũng nên hạn chế làm đẹp với các loại thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, xăm người,… trong khoảng thời gian mang thai. Vì chúng cũng là các loại hóa chất gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng đã giúp các mẹ thuộc nhóm phụ nữ lớn tuổi mang thai không cảm thấy lo lắng quá nhiều và đã tìm ra cho mình những cách giúp mình có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Với một lối sống lành mạnh các chị em lớn tuổi đều có thể nhận được kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+ twenty four = twenty six