Trong quá trình mang thai mẹ có thể phải đối mặt với nhiều bệnh lý khác nhau, nhất là tiểu đường thai kỳ. Nếu mắc phải bệnh này, mẹ và bé phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, BON Spa sẽ cùng các mẹ tìm hiểu nguyên nhân và một số cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu nhé!
Tại sao mẹ cần phòng tránh tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng đường huyết tăng cao xảy ra ở phụ nữ mang thai. Mặc dù thường biến mất sau khi sinh, nhưng nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ, bé trong quá trình mang thai và sinh nở.
Nếu tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát tốt thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé:
Đối với sức khỏe của mẹ bầu
Tiền sản giật: Huyết áp tăng cao đột ngột, protein niệu, phù nề.
Sinh mổ: Bệnh sẽ làm cho bé tăng trưởng quá lớn nên mẹ không thể sinh thường.
Nhiễm trùng: Những nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, nấm men của mẹ sẽ tăng cao hơn.
Băng huyết sau sinh: Mẹ phải đối mặt với tình trạng mất nhiều máu sau khi sinh.
Tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2: Sau khi sinh, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng lên. Ảnh hưởng đến khả năng phục hồi và sức khỏe của mẹ sau khi vượt cạn.
Đối với sức khỏe của thai nhi
Sinh non: Nếu bé sinh ra trước 37 tuần tuổi, các cơ quan trong cơ thể sẽ chưa phát triển hoàn thiện.
Bé có thể bị mắc các bệnh về tim mạch bẩm sinh.
Hạ đường huyết: Lượng đường trong máu của bé giảm đột ngột sau khi sinh.
Bé có thể bị vàng da do bilirubin tăng cao.
Khi lớn lên, bé có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bệnh này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé do dó mẹ cần phòng tránh tiểu đường thai kỳ sớm nhất có thể.
Những mẹ bầu nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao nhất?
Bất kỳ mẹ nào cũng có khả năng gặp phải tình trạng này. Nhưng những mẹ nằm trong danh sách dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những thai phụ khác. Các mẹ có thể tham khảo để chuẩn bị phòng tránh tiểu đường thai kỳ kịp thời:
- Tuổi tác: Những mẹ mang thai trên 35 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
- Cân nặng: Thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai, hay tăng cân quá nhanh trong quá trình mang thai là những yếu tố khiến cho mẹ mắc bệnh.
- Tiền sử gia đình: Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là cha mẹ hoặc anh chị em ruột thì khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ của mẹ sẽ cao hơn.
Một số bệnh lý khác:
- Mẹ mắc hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS)
- Huyết áp cao
- Rối loạn lipid máu
- Tiền sử sinh con nặng cân (>4kg)
- Trong lần mang thai trước mẹ bị mắc tiểu đường thai kỳ
Những biện pháp giúp mẹ phòng tránh tiểu đường thai kỳ hiệu quả
Để chuẩn bị là một thai kỳ khỏe mạnh và tránh mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ cần quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn. Dưới đây, BON Spa sẽ gợi ý cho mẹ một số điều nên làm để duy trì một sức khỏe tốt:
Kiểm soát cân nặng
Trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ, mẹ hãy cố gắng duy trì cân nặng hợp lý. Thừa cân hoặc béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu của tiểu đường thai kỳ.
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh
- Ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây.
- Hạn chế đường và tinh bột: Giảm tiêu thụ đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có ga.
- Bổ sung thêm chất đạm vào bữa ăn: Thịt nạc, cá, trứng, đậu.
- Mỗi ngày mẹ nên bổ sung từ 2 – 2,5l nước cho cơ thể.
- Tránh xa những loại thực phẩm có chứa chất gây nghiện như cà phê, trà,…
Dành thời gian cho việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày
- Chọn những bộ môn thể thao phù hợp: Đi bộ, bơi lội, yoga,…
- Hạn chế tập những môn thể thao nặng: Đạp xe, nâng tạ, chạy bộ,….
Mẹ cần lưu ý rằng trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ
Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra lượng đường trong máu, giúp mẹ theo dõi và kiểm soát đường huyết tránh xảy ra tình trạng không mong muốn.
Qua bài viết trên BON Spa mong rằng các mẹ bầu đã hiểu rõ thêm về tiểu đường thai kỳ và tìm ra phương pháp phòng tránh tiểu đường thai kỳ phù hợp với sức khỏe của từng mẹ bầu. Việc kiểm soát tốt đường huyết trong thai kỳ là một việc làm vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Bài viết liên quan
5 điều MẸ BẦU phải tránh để có thai kỳ khỏe mạnh
Mang thai là một hành trình tuyệt vời, nhưng để mẹ bầu và bé yêu ...
Th10
Bé bị suy dinh dưỡng và những điều ba mẹ cần biết
Suy dinh dưỡng là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến sự ...
Th10
Tiểu đường ở trẻ em: Vấn đề mà ba mẹ cần quan tâm
Tiểu đường ở trẻ em là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có ...
Th10
Dây rốn quấn cổ thai nhi có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Dây rốn quấn cổ thai nhi là một hiện tượng khá phổ biến trong quá ...
Th10
Bệnh truyền nhiễm khi mang thai và những điều mẹ cần quan tâm
Khi mang thai hệ miễn dịch trong cơ thể mẹ sẽ nhạy cảm, dễ mắc ...
Th10
Những cách giúp con ngủ nhanh chóng mà ba mẹ cần biết
Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn ...
Th10