Chúng ta đều biết chế độ dinh dưỡng có một vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tất cả các loại thức ăn mẹ nạp vào người đều ảnh hưởng đến sự phát triển của bé vì thế bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng mẹ cần có một thói quen ăn uống lành mạnh. Hôm nay, BON Spa sẽ cùng các mẹ tìm hiểu các loại thực phẩm nên ăn và một số thói quen ăn uống mẹ bầu cần tránh trong thai kỳ nhé!
Thói quen ăn uống mẹ bầu cần tránh để có một thai kỳ khỏe mạnh
Mỗi mẹ đều có thói quen ăn uống sinh hoạt khác nhau nhưng khi mang thai mẹ cần thay đổi các thói quen không tốt để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Sau đây là một số điều mẹ cần lưu ý khi ăn uống:
Mẹ cần hạn chế ăn những thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ
Nếu mẹ có sở thích ăn cay thì trong thời gian thai kỳ nên hạn chế lại. Khi ăn thức ăn cay có thể khiến cho mẹ bị nóng trong người, ợ chua, khó chịu thậm chí dẫn đến tình trạng táo bón.
Trong các thức ăn chiên xào có nhiều dầu mỡ có hàm lượng calo cao, ăn nhiều thường sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân không kiểm soát, tăng huyết áp trong thai kỳ. Các đồ ăn mua bên ngoài khả năng cao là sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, điều này chính là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổ biến.
Không nên vận động, tắm hay ngủ ngay sau bữa ăn
Đối với một người khỏe mạnh bình thường, tắm sau khi dùng bữa cũng đã nguy hiểm, đặc biệt đối với mẹ bầu thì nguy hiểm sẽ tăng lên gấp bội. Tắm ngay sau bữa ăn sẽ làm cho rối loạn quá trình tiêu hóa, thậm chí là hạ đường huyết hay đột quỵ. Mẹ nên nghỉ ngơi sau bữa ăn khoảng 1 giờ rồi mới đi tắm rửa nhé!
Việc nằm hoặc ngủ ngày sau khi ăn làm gián đoạn hoạt động của hệ tiêu hóa, hạ huyết áp và giảm oxy lên não. Điều này sẽ khiến cho mẹ cảm thấy mệt mỏi, hệ tiêu hóa có vấn đề.
Mẹ không nên hoạt động nhiều như đi bộ hay tập thể dục, thói quen này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Việc này sẽ khiến mẹ bị rối loạn chức năng dạ dày và ruột, bé sẽ khó hấp thu các chất dinh dưỡng.
Kiêng cữ không ăn quá nhiều thực phẩm ngọt
Khi mang thai, có mẹ thèm chua, có mẹ sẽ thèm ngọt. Đặc biệt, những lúc tâm trạng không vui, mẹ thường thích uống trà sữa, ăn miếng bánh ngọt. Nhưng mẹ không thể ăn đồ ngọt nhiều. chúng sẽ là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ, suy giảm hệ miễn dịch làm mẹ dễ mắc bệnh hơn, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của não ở thai nhi. Vì thế đây là thói quen ăn uống mẹ bầu cần tránh để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng mẹ vẫn có thể tự thưởng cho mình một ít đồ ngọt với một lượng vừa phải. Chúng sẽ làm cho mẹ cảm thấy vui vẻ hơn.
Một số lưu ý giúp mẹ bầu hình thành thói quen ăn uống tốt hơn
Bên cạnh các thói quen cần tránh khi mang thai thì có một số mẹo nhỏ giúp mẹ hình thành thói quen tốt khi mang thai. Mẹ bầu có thể tham khảo các điều dưới đây để có thể xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học:
- Ăn đầy đủ, đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng: Có 4 nhóm chất chính mà mẹ cần bổ sung đầy đủ đó là: Chất bột đường (carbohydrate), chất đạm (protein), chất béo (lipid), các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất. Mẹ nên ăn nhiều loại thực phẩm để cơ thể không bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
- Ăn các loại thực phẩm đã được nấu chín kỹ: Nhiều mẹ có sở thích ăn những món ăn tái sống như hàu tái chanh, sashimi, thịt bò tái, nem chua,… Nhưng trong khi mang thai mẹ chỉ nên ăn các món chín để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm hay nhiễm giun sán, vi khuẩn còn trong thực phẩm.
- Siêng năng cung cấp đủ nước cho cơ thể: Nước có một vai trò hết sức quan trọng, chúng sẽ cung cấp đầy đủ nước ối cho thai nhi và giúp cơ thể mẹ luôn mát mẻ, dễ chịu. Mỗi ngày, mẹ nên uống khoảng 2 -2,5 lít nước, bao gồm cả nước ép trái cây tươi, sữa,…
- Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày: Để hạn chế tình trạng tăng cân mất kiểm soát hay đầy bụng khó tiêu, mẹ không nên ăn quá no trong 1 bữa mà nên chia nhỏ chúng. Vào những bữa phụ, mẹ có thể ăn trái cây hoặc các loại hạt, chúng sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé.
Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng các bạn đã biết được các thói quen ăn uống mẹ bầu cần tránh để có một thai kỳ khỏe mạnh. Giúp mẹ hạn chế được những bệnh liên quan đến cân nặng trong suốt quá trình mang thai.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Trẻ sơ sinh là giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời mỗi con người, ...
Th8
Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc bé sau sinh tại nhà
Chăm sóc bé sau sinh tại nhà là một trong những nhiệm vụ đầy thách ...
Th8
Dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong hành trình làm mẹ, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là một trong ...
Th8
Chăm bé 6 tháng đầu: hành trình khám phá và phát triển
Chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi là một trong những ...
Th8
Cách thư giãn khi mang thai tốt cho mẹ và thai nhi
Trong suốt giai đoạn mang thai, cơ thể của người phụ nữ trải qua rất ...
Th8
Cách giảm buồn nôn hiệu quả khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi lớn về ...
Th8