Sinh con là một quyết định quan trọng đối với các cặp vợ chồng, nhất là khi quyết định sinh con lần thứ hai. Vậy mẹ cần chuẩn bị gì cho cuộc “vượt cạn” lần hai? Hôm nay BON Spa sẽ cùng bạn tìm hiểu một số lưu ý khi sinh con thứ hai mà các cặp vợ chồng cần biết.
Thời gian nào là tốt nhất để sinh con thứ hai?
Thắc mắc mà nhiều mẹ quan tâm nhất là nên sinh con lần 2 cách lần đầu tiên bao lâu thì tốt nhất? Đây là điều các cặp vợ chồng cần cân nhắc và bàn bạc kỹ càng với nhau. Mẹ cần thời gian đủ để cơ thể hồi phục sau sinh lần một cũng như chuẩn bị tâm lý, tài chính cho lần mang thai lần 2.

Đối với các mẹ sinh thường, thời gian phù hợp nhất để các mẹ mang thai lần thứ 2 ít nhất là 18 tháng sau khi sinh con đầu lòng. Việc sinh con quá dày sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như tâm lý của mẹ, vì thế ít nhất khi bé đã lên 1 tuổi thì mẹ mới nên có thai lần 2.
Còn đối với mẹ sinh mổ, theo lời khuyên của bác sĩ mẹ chỉ nên mang thai lần nữa khi bé được ít nhất 2 tuổi. Vì mẹ sinh mổ thì cơ thể yếu và thời gian phục hồi lâu hơn mẹ sinh mổ.
Kế hoạch sinh con quá dày thì không tốt nhưng nếu ba mẹ để lâu hơn 5 năm mới sinh con tiếp theo cũng không tốt. Mẹ có thể sẽ gặp trường hợp tiền sản giật, sinh non hoặc gặp khó khăn để thụ thai. Đây là một điều quan trọng trong những lưu ý khi sinh con thứ hai mà mẹ cần biết.
Mẹ cần chuẩn bị những gì khi sinh con lần thứ hai?
Khi sinh con lần tiếp theo các cặp vợ chồng đã có kinh nghiệm hơn lần đầu, tuy nhiên mẹ vẫn phải lưu ý đến sức khỏe, chuẩn bị tài lý và tâm lý cho mẹ thật tốt để tránh mẹ cảm thấy stress vì trách nhiệm quá nhiều. Đặc biệt là phải tâm sự với con đầu lòng để bé hiểu và thương em hơn.

Kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng trước khi mang thai lần hai
Chúng ta đều biết, sức khỏe của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi vì thế đây chính là gạch đầu dòng đầu tiên trong các lưu ý khi sinh con thứ hai của các mẹ. Theo ý kiến của các chuyên gia, mẹ không nên sinh khi đã qua 38 tuổi vì lúc này sức khỏe của mẹ không còn tốt như trước, dễ dẫn đến tình trạng sinh non, bé dễ mắc các bệnh bẩm sinh,…
Trước khi sinh con, mẹ nên nuông chiều bản thân, làm việc theo sở thích của mình. Mẹ dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn hoặc đi du lịch để tinh thần thoải mái nhất cho việc sinh con.
Đối với việc tiêm phòng, mẹ không nên chủ quan khi mình đã tiêm tiền sản khi mang thai lần đầu. Mẹ nên tiêm thêm một mũi uốn ván vào khoảng 3 tháng giữa của thai kỳ nếu như mẹ chưa tiêm đủ 5 mũi hoặc mang thai lần hai cách lần đầu 4-5 năm. Tiêm bổ sung các mũi phòng bệnh sởi – rubella – thủy đậu nếu như chưa tiêm vào lần mang thai trước đó.
Ba mẹ cần chuẩn bị tài chính đầy đủ khi sinh con thứ 2
Kinh tế của gia đình chính là một trong các lưu ý khi con thứ hai mà ba mẹ lo lắng nhất. Bên cạnh chi phí cho sinh hoạt, ăn uống, học hành,… bạn cần có một khoản tiết kiệm để phòng những trường hợp con ốm, thuốc men,…

Vì đã có kinh nghiệm với bé đầu tiên, ba mẹ có thể tính được khoảng chi phí cần cho con mới sinh. Để tránh tình trạng ba mẹ bị áp lực sau khi sinh bé tiếp theo thì ba mẹ cần đảm bảo đủ tài chính để chăm sóc cho cả hai con.

Khi bạn mang thai lần thứ hai đồng nghĩa với đứa con đầu tiên sẽ lên chức anh/chị trong tương lai nhưng bé lại chưa nhận thức được điều đó, đặc biệt là đối với các bé nhỏ. Lúc này ba mẹ cần nói chuyện với bé, tập cho bé quen với việc mình sắp có em bằng cách nhờ bé làm việc vặt trong nhà để phụ giúp ba mẹ và khen thưởng khi bé làm tốt.
Ba mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của bé, không nên chỉ tập trung vào con thứ 2 mà quên đi con đầu lòng. Tránh những câu nói gây tổn thương bé, khiến bé không thích em nữa. Ba mẹ có thể có bé đi học, tham gia các lớp học kỹ năng để làm quen thêm nhiều bạn mới.
Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng các mẹ đã biết được một số lưu ý khi sinh con lần thứ hai nhằm chuẩn bị tốt nhất để chào đón con yêu. Đồng thời mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như tâm lý của bản thân cẩn thận, nếu có điều gì bất thường có thể được thăm khám và can thiệp y tế kịp thời tránh những trường hợp đáng tiếc
Bài viết liên quan
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai mà mẹ cần lưu ý
Trong khoảng thời gian mang thai, thì mẹ phải đối mặt với rất nhiều thay ...
Th12
Tại sao thai chậm tăng trưởng trong bụng mẹ?
Thai chậm tăng trưởng là một trong những nỗi băn khoăn của bậc cha mẹ ...
Th12
Mẹ có nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ nào trong thời gian mang thai?
Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc của mẹ tuy nhiên mẹ cũng dễ ...
Th11
Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh viêm da ở trẻ nhỏ
Da của trẻ nhỏ vô cùng mỏng manh và nhạy cảm, vì thế khi da ...
Th11
Đâu là âm thanh thai nhi thích được nghe nhất?
Thai nhi trong bụng mẹ từ tuần thứ 16 đã bắt đầu hình thành và ...
Th11
Những lưu ý nuôi con trong 12 tháng đầu tiên mà ba mẹ cần biết
Sau khoảng thời gian dài chờ đợi, cuối cùng ba mẹ cũng được gặp bé ...
Th11