Trong những năm đầu đời, sự thay đổi và phát triển của trẻ sơ sinh diễn ra rất nhanh và rõ rệt theo từng tuần từng tháng. Việc phát triển của bé phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố như môi trường sống, thể trạng của bé, sự quan tâm từ gia đình,… Vì thế, hôm nay BON Spa sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu về cách chăm sóc bé qua từng cột mốc phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh nhé!
Tại sao ba mẹ cần quan tâm đến cột mốc phát triển của bé?
Chúng ta luôn hiểu rằng, bé vừa mới sinh chưa thể hoàn thiện về thể chất cũng như nhận thức xung quanh. Bé luôn cần sự hỗ trợ từ gia đình, người thân, đặc biệt là ba mẹ trên hành trình phát triển của mình.

Đây là khoảng thời gian vàng để tạo sợi dây gắn kết giữa bố mẹ và trẻ. Bé sẽ cảm thấy an toàn và thân thuộc trong vòng tay yêu thương của bố mẹ. Các cử chỉ âu yếm, lời nói yêu lúc lúc chơi với bé,… sẽ giúp ba mẹ gắn kết hơn với con cái. Tuy nhiên, nếu bạn không cảm thấy mình và bé có sự gắn kết mật thiết thì cũng đừng quá lo lắng, hãy tiếp tục ôm, trò chuyện với bé,… Mối liên kết này sẽ được xây dựng từng ngày bằng sự yêu thương, chăm sóc hằng ngày.
Bên cạnh đó, việc theo dõi trẻ qua từng cột mốc phát triển cũng giúp ba mẹ sớm nhìn ra các điểm bất thường ở trẻ. Từ đó ba mẹ có thể đưa trẻ đến gặp chuyên gia y tế sớm nhất và có những biện pháp can thiệp phù hợp, giúp bé phát triển tốt nhất.
Những cột mốc phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh mà ba mẹ nên quan tâm
Như đã nói ở trên, mỗi bé sẽ có một cột mốc phát triển của riêng mình nên ba mẹ không nên so sánh con mình với các bạn khác. Tuy nhiên vẫn có một số cột mốc quan trọng đã được các chuyên gia đưa ra để giúp ba mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển của con cái. Ba mẹ cùng tham khảo dưới đây nhé:

Ngẩng đầu – Đánh dấu cột mốc phát triển đầu tiên của trẻ:
Bé sẽ thực hiện động tác nâng đầu lên vào khoảng cuối tháng đầu tiên sau khi sinh. Lúc mẹ đặt bé nằm sấp, bé đã có thể tự ngẩng đầu lên một xíu. Đây là một cột mốc phát triển khá quan trọng của bé, nó sẽ là tiền để cho các hoạt động sau này như lật, trườn, bò.
Vào tháng thứ 2, khả năng ngẩng đầu của bé cũng đã được cải thiện nhiều hơn. Bước sang tháng thứ 4 bé đã có thể kiểm soát phần đầu tốt hơn. Lúc này, cổ của bé cũng đã cứng cáp hơn, bé giữ đầu ổn định và kiểm soát được cử động của đầu.
Khoảng tháng thứ 6-7 sau khi sinh, bé đã có thể tự nâng đầu và ngực bằng các chụm tay làm giá đỡ. Cuối tháng thứ 7, trẻ hoàn toàn kiểm soát được đầu và dễ dàng xoay qua hai bên.
Phát ra âm thanh – Bé lần đầu phát ra âm thanh khác ngoài khóc
Ba mẹ luôn tự hỏi không biết vào thời gian nào thì bé có thể phát ra âm thanh lần đầu tiên? Thông thường vào cuối tháng thứ 2, đầu tháng thứ ba bé sẽ biết bi bô, ríu rít “ahh, ehh, ohh” một cách ngẫu nhiên và vô thức. Bé sẽ tạo ra âm thanh rõ hơn, với tần suất nhiều hơn và có chủ ý để thu hút sự chú ý từ mọi người. Điều này thường diễn ra vào tháng thứ 4.
Bước sang tháng thứ 8, bé đã có thể kêu “baba” mặc dù vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của từ này. Gặp ai bé cũng sẽ kêu “baba”. Khả năng ngôn ngữ này sẽ được hoàn thiện dần theo thời gian.
Bé biết lật người – Cột mốc phát triển quan trọng vào tháng thứ 4
Đa số các bé có thể lật từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại vào tháng thứ 4. Để hỗ trợ cho bé nhanh biết lật, ba mẹ được bác sĩ khuyên nên đặt bé nằm sấp khi chơi với con.
Đến tháng thứ 6 ba mẹ đã thấy bé có thể lăn vài vòng liên tục từ chỗ này này sang chỗ khác.
Bé có thể ngồi vững một mình vào tháng thứ 6
Bé đã có thể ngồi với sự hỗ trợ từ người lớn vào tháng thứ 4, tuy nhiên đến tháng thứ 6 bé mớ có thể tự ngồi vững một mình. Vào tháng thứ 9, thời gian ngồi của bé sẽ kéo dài được khoảng 7-9 phút.

Bò và trườn – Bước đệm cho việc tập đứng
Kỹ năng ngẩng đầu vào tháng thứ 2 chính là tiền đề để giúp bé nhanh chóng biết bò, trườn. Khả năng trườn, bò của bé sẽ hoàn thiện dần vào cuối tháng thứ 9. Bò trườn cũng giúp cho cơ bắp của bé cứng cáp và khỏe mạnh hơn để tập đi.
Đứng – Cột mốc phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh mà nhiều ba mẹ quan tâm
Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ. Vào tháng thứ 6 ba mẹ đã thấy trẻ có thể nhún nhảy trên mặt phẳng với sự hỗ trợ của người lớn. Đến tháng thứ 9, nhiều bé đã cố gắng vịn và đứng dậy.
Vào khoảng tháng 10-11, bé có thể bám vào đồ vật, tự đứng dậy và tập những bước đi đầu tiên.
Trên đây là các cột mốc phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh mà gia đình cần biết và quan tâm. BON Spa hy vọng rằng ba mẹ luôn nhớ rằng mỗi bé các giai đoạn phát triển khác nhau, vì thế ba mẹ cần kiên nhẫn theo dõi. Nếu phát hiện ra bất thường ba mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để có những giải pháp phù hợp.
Bài viết liên quan
Mốc thời gian và lưu ý khi khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ là hành trình quan trọng để mẹ bầu theo dõi sức ...
Th7
Lịch trình chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu tốt nhất
Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu đóng vai trò then chốt trong việc đảm ...
Th7
Hướng dẫn bổ sung vitamin đúng cách cho mẹ bầu
Bổ sung vitamin là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe ...
Th7
Dịch vụ massage toàn thân cho mẹ sau sinh
Massage toàn thân là một giải pháp tuyệt vời giúp các mẹ sau sinh phục ...
Th7
Chăm sóc sức khỏe tinh thần sau sinh
Sức khỏe tinh thần sau sinh là một yếu tố quan trọng giúp các bà ...
Th7
Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối chuẩn bị sinh
Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối là yếu tố then chốt để đảm ...
Th7