Chúng ta thường thấy khi bé bú xong mẹ sẽ vỗ ợ hơi cho bé, vậy việc làm cần thiết như thế nào và mẹ đã vỗ ợ cho bé đúng cách hay chưa? Hôm nay, BON Spa sẽ cùng các mẹ tìm hiểu kỹ hơn về các cách đơn giản để vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh tại nhà và những điều mẹ cần lưu ý khi vỗ ợ hơi!
Vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh để làm gì?
Trong những tháng đầu đời, các cơ quan chức năng của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện, bao gồm cả hệ tiêu hóa. Dạ dày của bé lúc này vẫn còn nhỏ, nếu cùng lúc chứa cả không khí và sữa sẽ khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu và bé vẫn chưa thể tự ợ hơi như người lớn nên cần sự giúp đỡ từ ba mẹ. Việc vỗ ợ hơi cho bé sẽ giúp đẩy những bọt khí này ra ngoài, giúp bé tiêu hóa tốt, no lâu và ngủ ngoan hơn.
Hiện tượng bé nuốt phải không khí khi bú thường xảy ra khi bú bình bé có xu hướng bú nhanh hơn. Còn đối với những bé bú mẹ hoàn toàn thì trường hợp này vẫn có thể xảy ra nếu sữa của mẹ tiết quá nhanh hoặc bé bú nhanh vì đói.
Nếu bé bị đầy bụng, khó tiêu sau khi bú sẽ dẫn tới tình trạng bị nôn trớ, ọc sữa ra ngoài. Mặc dù điều này xảy ra là việc hết sức bình thường nhưng ba mẹ vẫn nên vỗ ợ hơi để hạn chế chúng, bé cũng dễ chịu hơn. Bên cạnh đầy bụng thì dùng sữa công thức không phù hợp hay ảnh hưởng từ các loại thực phẩm mẹ đã ăn cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị nôn trớ, ọc sữa. Vì thế ba mẹ nên lựa chọn cẩn thận khi chọn sữa cũng như cần có một chế độ ăn uống khoa học cho mẹ.
Các cách vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh đơn giản dễ thực hiện
Hiện nay có 3 cách vỗ ợ hơi phổ biến được các chuyên gia khuyến khích ba mẹ áp dụng cho bé. Ba mẹ có thể lần lượt thử qua cả 3 cách để chọn cho phương pháp phù hợp nhất với con mình. Sau đây là hướng dẫn tư thế vỗ ợ hơi cho bé đúng cách:
Tư thế thứ nhất: Bế trẻ theo chiều thẳng đứng
Đây là tư thế vỗ ợ cơ bản và được nhiều gia đình áp dụng. Ba mẹ có thể ngồi hoặc đứng, sau đó ôm bé dựa vào ngực theo chiều thẳng đứng, để cằm con đặt trên vai mình. Lúc này mẹ sẽ dùng một tay bế bé và một tay vỗ nhẹ nhẹ từ dưới lên vào lưng của bé.
Tư thế thứ hai: Bế bé ngồi trên đùi và nghiêng về một bên để vỗ ợ
Đối với tư thế này, ba mẹ bế bé đặt lên đùi, tựa vào lòng mẹ rồi nghiêng về một bên, dùng tay đỡ cằm bé. Sau đó nhẹ nhàng vỗ lưng bé theo chiều từ dưới lên để giúp bé ợ hơi hiệu quả.
Tư thế thứ ba: Đặt bé nằm sấp ngang trên đùi ba mẹ
Ba mẹ sẽ đặt bé nằm sấp ngang trên đùi của mình, một tay đỡ cằm của bé, tay còn lại mẹ sẽ xoa và vỗ nhẹ nhàng lên lưng bé theo chiều từ dưới lên trên. Ngoài cách để bé nằm trên đùi ba mẹ có để cho bé nằm sấp trên cánh tay và thực hiện động tác vỗ lưng như trên.
Việc bé nôn trớ, ọc sữa khi vỗ ợ là một điều hết sức bình thường, ba mẹ đừng quá lo lắng. Mách nhỏ cho mẹ một điều để xử lý tình huống này là nên dùng một chiếc khăn sữa lót trên vai, đùi của mình để tránh tình trạng bị bé nôn trớ vào quần áo nhé!
Những lưu ý khi vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh mà mẹ cần biết
Bên cạnh việc vỗ ợ hơi đúng cách thì mẹ vẫn còn nhiều thắc mắc khác xoay quanh vấn đề này. Sau đây BON Spa sẽ giải đáp cho bạn một số vấn đề thường gặp để ba mẹ có thể vỗ ợ cho bé hiệu quả hơn:
- Sử dụng lực vừa phải: Lưu ý đầu tiên cho ba mẹ là không nên tác động quá nhiều lực vào bé. Khi vỗ nên khum tay vỗ nhẹ nhàng, tránh làm cho bé sợ hãi.
- Khi nào cần vỗ ợ cho bé: Bình thường sau mỗi lần bú, ba mẹ nên vỗ ợ cho con nhưng nếu đang bú bé có dấu hiệu khó chịu, mẹ nên dừng lại để vỗ ợ để giúp bé thoải mái hơn.
- Thời gian vỗ ợ cho bé: Nhiều ba mẹ thường thắc mắc vỗ ợ cho bé bao lâu là phù hợp? Câu trả lời cho vấn đề này là tùy vào cơ địa, lượng hơi có trong dạ dày của mỗi bé. Thông thường thì mất khoảng vài phút, đôi khi mẹ cần vỗ đến 10-15 phút.
- Bé vẫn không chịu ợ hơi: Ba mẹ đã dùng các cách vỗ nhưng bé vẫn có dấu hiệu khó chịu, quấy khóc, tay chân nắm chặt,… thì mẹ nên đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng, từ từ mát-xa bụng cho bé hoặc làm theo động tác đạp xe. Nếu đã thực hiện hết các biện pháp mà mẹ vẫn không ợ hơi thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám.
Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng ba mẹ đã tìm ra cách vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh phù hợp với bé cưng của mình. Ba mẹ nên thực hiện điều này ít nhất là trong 6 tháng đầu đời của bé. Và khi vỗ ợ hơi, ba mẹ cũng nên lưu ý những dấu hiệu bất thường của bé để kịp thời đưa bé đến bác sĩ thăm khám.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Trẻ sơ sinh là giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời mỗi con người, ...
Th8
Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc bé sau sinh tại nhà
Chăm sóc bé sau sinh tại nhà là một trong những nhiệm vụ đầy thách ...
Th8
Dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong hành trình làm mẹ, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là một trong ...
Th8
Chăm bé 6 tháng đầu: hành trình khám phá và phát triển
Chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi là một trong những ...
Th8
Cách thư giãn khi mang thai tốt cho mẹ và thai nhi
Trong suốt giai đoạn mang thai, cơ thể của người phụ nữ trải qua rất ...
Th8
Cách giảm buồn nôn hiệu quả khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi lớn về ...
Th8