Quai bị là một căn bệnh rất dễ mắc phải ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Vậy nếu trong lúc mang thai mẹ mắc quai bị thì thai nhi có bị ảnh hưởng không? Hôm nay, BON Spa sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này, đồng thời tìm ra một số biện pháp phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai nhé!
Những dấu hiệu giúp nhận biết quai bị ở phụ nữ mang thai
Quai bị là một bệnh bắt nguồn từ virus quai bị thuộc họ Paramyxoviridae gây nên. Virus có thể tồn tại từ 30-60 ngày bên ngoài cơ thể và có thể chịu được nhiệt độ lên đến 200 độ C. Và chúng chỉ có thể bị tiêu diệt khi ở nhiệt độ 560 độ C hoặc dưới các chất diệt khuẩn chuyên dụng. Đây là một căn bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, ăn uống, nước bọt hay dịch mũi họng khi mẹ giao tiếp, ho hay ăn chung.
Sau đây là một số dấu hiệu phổ biến cho thấy mẹ đã mắc bệnh quai bị:
– Mẹ đột ngột sốt cao không rõ nguyên nhân, có thể lên đến 40 độ C.
– Mất đi cảm giác ngon miệng dẫn đến tình trạng chán ăn, buồn nôn.
– Tuyến nước bọt bị sưng đau, khó nuốt.
– Thường xuyên cảm thấy đầu đau buốt, khó chịu.
– Cơ thể mệt mỏi, tay chân bủn rủn, không còn sức lực.
Khi mắc quai bị vùng sưng thường lan đến má rồi tới dưới hàm, sau đó lên tai và lan ra ngoài. Đây là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh này mà mẹ cần lưu ý. Hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp gia đình có cách phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai hiệu quả nhất.
Mắc bệnh quai bị khi mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé?
Thông thường, quai bị không phải là một bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời chúng cũng sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là đối với người đang có sức đề kháng kém như mẹ bầu.
Giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ hết sức quan trọng vì đây đang là thời gian ốm nghén, mẹ ăn không được nhiều dẫn đến tình trạng thiếu chất, kéo theo khả năng miễn dịch giảm sút. Nếu như mẹ mắc phải quai bị trong khoảng thời này thì có khả năng thai nhi sẽ bị dị tật, thậm chí là bị sảy thai.
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu mẹ mắc phải thì nguy cơ sinh non tăng cao hoặc có thể sảy thai.
Ngoài ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, bệnh quai bị có thể khiến cho mẹ bầu phải đối mặt với biến chứng như nhiễm trùng não hay di chứng nặng nề như viêm buồng trứng hay nhiễm trùng tuyến vú thậm chí là khả năng sinh sản suy giảm. Vì thế phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai là một điều hết sức quan trọng.
Nên làm gì để phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai?
Ông bà ta thường có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” do đó để hạn chế nguy cơ mắc bệnh quai bị, mẹ bầu có thể cùng BON Spa tham khảo một số cách sau đây:
Tiêm ngừa vacxin sởi – quai bị – rubella trước khi mang thai
Trong giai đoạn chuẩn bị mang thai, các mẹ nên chích ngừa mũi sởi – quai bị – rubella ít nhất là 1 tháng và chúng sẽ phát huy công dụng tốt nhất là 3 tháng trước thai kỳ. Đây là khoảng thời gian giúp cơ thể sinh ra kháng thể phòng bệnh và không ảnh hưởng đến thai nhi.
Nếu trong thời gian mang thai, mẹ phát hiện mình mắc bệnh quai bị thì bạn đừng quá hoảng loạn, mẹ hãy đến trung tâm y tế uy tín gần nhất để được thăm khám kịp thời và theo dõi bệnh tình. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc điều trị khi không có ý kiến của bác sĩ nhé!
Lưu ý về chế độ ăn uống: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng
Để cơ thể luôn khỏe mạnh và tăng cường khả năng “phòng vệ” cho bản thân, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Mẹ nên ăn món ăn được chế biến từ các loại đậu, rau rau vì chúng sẽ giúp mẹ có thêm nhiều vitamin, hỗ trợ tăng cường đề kháng.
Nếu như mẹ cảm thấy khó chịu, không muốn ăn thì có thể ưu tiên các món dạng lỏng như canh, soup, cháo… Những thức ăn này dễ nuốt, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của mẹ.
Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và môi trường xung quanh trong lành
Một môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát sẽ làm cho vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi và phát triển. Vì thế mẹ nên chịu khó quét dọn chỗ ở của mình để hạn chế bụi bẩn, ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm.
Đối với cơ thể, mẹ nên tắm nhanh bằng nước nóng, tránh tắm bằng nước lạnh, tắm quá lâu hay ngâm bồn. Bên cạnh đó mẹ cũng nên súc miệng bằng nước muối để vòm họng luôn sạch, hạn chế nguy cơ lây lan cho người thân.
Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng các gia đình đã hiểu rõ hơn về bệnh quai bị và tìm ra cách phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai hiệu quả. BON Spa luôn đồng hành cùng các mẹ trong hành trình mang thai đầy hạnh phúc này.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Trẻ sơ sinh là giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời mỗi con người, ...
Th8
Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc bé sau sinh tại nhà
Chăm sóc bé sau sinh tại nhà là một trong những nhiệm vụ đầy thách ...
Th8
Dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong hành trình làm mẹ, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là một trong ...
Th8
Chăm bé 6 tháng đầu: hành trình khám phá và phát triển
Chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi là một trong những ...
Th8
Cách thư giãn khi mang thai tốt cho mẹ và thai nhi
Trong suốt giai đoạn mang thai, cơ thể của người phụ nữ trải qua rất ...
Th8
Cách giảm buồn nôn hiệu quả khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi lớn về ...
Th8