Da của trẻ nhỏ vô cùng mỏng manh và nhạy cảm, vì thế khi da bé mắc bệnh viêm da sẽ dễ nổi mẩn, đỏ rát, ngứa ngáy,… làm bé vô cùng khó chịu. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên bệnh viêm da ở trẻ nhỏ? Hôm nay BON Spa sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu thêm về bệnh này cũng như một số cách phòng ngừa, chăm sóc nếu bé bị mắc bệnh nhé!
Đâu là nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da ở trẻ nhỏ?
Viêm da thường được gọi là bệnh chàm, có 2 loại thường gặp nhất là viêm da cơ địa và viêm da tiếp xúc. Chúng thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, da bé vẫn còn mỏng manh chưa kịp thích nghi.

Viêm da cơ địa chính là một loại viêm da mãn tính, chúng thường tái phát lại nhiều lần và hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Làn da thường sẽ được bao bọc bởi một lớp màng bảo vệ da khỏi những tác động xấu từ bên ngoài. Khi lớp màng này bị tổn thương làm da bên trong bị ảnh hưởng, da sẽ bị khô, mất nước, bị xâm nhập bởi vi khuẩn gây nên tình trạng ửng đỏ, ngứa ngáy.
Viêm da tiếp xúc là bệnh này sinh ra khi bé bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài như xà phòng tắm gội, nước giặt quần áo, kem dưỡng,… chúng cũng khiến cho da bé bị nổi mụn đỏ, phát ban đỏ, mẩn ngứa.
Nguyên nhân nào gây nên bệnh viêm da ở trẻ nhỏ?
Có rất nhiều yếu tố gây nên bệnh này khiến cho bé cảm thấy khó chịu, sau đây là một số yếu tố chính ba mẹ nên biết:
Do di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh viêm da thì có khả năng cao là bé cũng sẽ mắc bệnh này.
Mẫn cảm với thức ăn: Một số trẻ từ khi sinh ra đã dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định, nếu bé ăn phải các thức ăn có chứa thực phẩm này sẽ khiến bé bị nổi mụn đỏ, đau rát. Trẻ sơ sinh vẫn có thể bị dị ứng do tác động bởi các loại thực phẩm mẹ ăn.
Ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài: Thời tiết thay đổi hanh khô, bụi bặm trong không khí, lông của động vật, nước giặt quần áo, nước rửa tay, xà phòng tắm,… cũng khiến cho bệnh viêm da của bé nặng thêm.
Những dấu hiệu của bệnh mà ba mẹ thường thấy
Các biểu hiện mà ba mẹ có thể thấy rõ ràng nhất là da của bé bị khô ráp, nứt nẻ. Nổi mẩn ngứa nhiều vị trí trên cơ thể như mặt, tay chân, thân mình gây khó chịu cho bé. Đôi khi còn sưng đỏ, nổi mụn nước – nếu vỡ chúng có thể lây lan sang các vùng da lành khác.
Một số cách giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm da ở trẻ nhỏ
Sau khi biết được các nguyên nhân gây ra bệnh thì ba mẹ cần làm gì để giúp bé phòng tránh không mắc bệnh này? Ngoài trừ nguyên nhân do di truyền từ người thân thì ba mẹ có thực hiện các cách sau để hạn chế bệnh viêm da ở trẻ nhỏ:

– Mẹ có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho bé bằng cách cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
– Luôn giữ cho cơ thể bé sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Mẹ nên tắm, giặt quần áo cho bé bằng các sản phẩm chuyên dụng phù hợp với làn da non nớt của bé. Thường xuyên thay tã lót cho bé, tránh bé bị hăm.
– Đối với trẻ đã có thể uống nước, mẹ nên cho bé uống nước đầy đủ để tránh tình trạng da trẻ bị khô hay mất nước.
– Những đồ chơi, sản phẩm thường xuyên tiếp xúc với bé thì cần được giữ sạch sẽ, tránh cho bé chơi với những đồ dễ gây dị ứng: áo lông, thú nhồi bông,…
– Tập cho bé có một thói quen sinh hoạt ăn ngủ hợp lý, đặc biệt là ngủ đủ giấc không nên để bé thức khuya.
Cách chăm sóc tại nhà khi bé mắc phải bệnh viêm da
Các bậc phụ huynh luôn băn khoăn rằng nếu như bé mắc phải bệnh viêm da thì ba mẹ nên chăm sóc bé như thế nào? Sau đây BON Spa sẽ gợi ý cho ba mẹ một số cách giúp bé vượt qua thời điểm khó chịu này:

– Ba mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm hằng ngày và mỗi lần tắm không quá 5 phút. Bạn có thể sử dụng các loại sữa tắm hỗ trợ trị bệnh viêm da.
– Thoa thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm dành cho trẻ em theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Thời gian thoa thuốc cho bé thường là sau khi tắm vài phút.
– Có thể sử dụng máy tạo ẩm không khí để giúp da bé không bị khô, nứt nẻ nhiều hơn.
– Bổ sung các vitamin A, B, C, Omega – 3 để bé tăng cường đề kháng từ trong cơ thể.
Qua bài viết trên, BON Spa mong rằng ba mẹ đã biết thêm những thông tin hữu ích về bệnh viêm da ở trẻ nhỏ. Từ đó, tìm ra được các phương pháp phòng tránh cũng như cách chăm sóc khi bé mắc bệnh tại nhà.
Bài viết liên quan
Mốc thời gian và lưu ý khi khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ là hành trình quan trọng để mẹ bầu theo dõi sức ...
Th7
Lịch trình chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu tốt nhất
Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu đóng vai trò then chốt trong việc đảm ...
Th7
Hướng dẫn bổ sung vitamin đúng cách cho mẹ bầu
Bổ sung vitamin là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe ...
Th7
Dịch vụ massage toàn thân cho mẹ sau sinh
Massage toàn thân là một giải pháp tuyệt vời giúp các mẹ sau sinh phục ...
Th7
Chăm sóc sức khỏe tinh thần sau sinh
Sức khỏe tinh thần sau sinh là một yếu tố quan trọng giúp các bà ...
Th7
Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối chuẩn bị sinh
Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối là yếu tố then chốt để đảm ...
Th7