Mẹ có nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ nào trong thời gian mang thai?

Mẹ Có Nguy Cơ Gặp Biến Chứng Thai Kỳ

Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc của mẹ tuy nhiên mẹ cũng dễ gặp phải những biến chứng thai kỳ do sức đề kháng suy giảm. Vậy mẹ có nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ nào trong suốt hơn 9 tháng mang thai? Hôm nay, BON Spa sẽ cùng các mẹ tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, từ đó tìm ra một số biện pháp giúp phòng ngừa chúng.

Thế nào là biến chứng thai kỳ và những ai có nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ cao?

Biến chứng thai kỳ chính là những vấn đề về sức khỏe xảy ra trong suốt quá trình mang thai. Những biến chứng này có thể xuất hiện từ giai đoạn đầu, giữa và cuối thai kỳ. Vào mỗi thời kỳ khác nhau sẽ có những biến chứng khác nhau xuất hiện, vì thế mẹ cần lưu ý những thay đổi của cơ thể để kịp thời đến thăm khám bác sĩ.

Mẹ Có Nguy Cơ Gặp Biến Chứng Thai Kỳ
Mẹ có nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ

Bất kỳ mẹ bầu nào cũng có nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ trong suốt 9 tháng mang thai nhưng có một số vấn đề về thể chất cũng như bệnh lý của mẹ làm cho những mẹ bầu này có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người khác:

      Độ tuổi của mẹ: Đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ. Nếu mẹ mang thai lúc còn nhỏ, dưới 18 tuổi thì có khả năng sinh non và bé sinh ra sẽ có tỷ lệ tử vong cao hơn. Nếu mẹ có thai khi trên 35 tuổi thì sinh con khó hơn, trẻ dễ bị dị tật.

      Chỉ số BMI của mẹ không đạt yêu cầu: Một chỉ số BMI bình thường khỏe mạnh thích hợp để mang thai sẽ rơi vào tầm từ 18 đến 30. Nếu mẹ có chỉ số BMI nhỏ hơn hoặc lớn hơn chứng tỏ mẹ đang bị thiếu dinh dưỡng, nhẹ cân hoặc đang trong tình trạng thừa cân. Yếu tố này sẽ làm tăng nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ.

      Những bệnh lý mà mẹ mắc phải trước khi mang thai: Nếu trước khi mang thai, mẹ mắc những bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh thận, bệnh tim,… thì mẹ có khả năng gặp biến chứng thai kỳ cao hơn.

      Ngoài ra nếu như trước khi mang thai mẹ không tiêm ngừa đầy đủ các bệnh như HPV, Rubella, viêm gan,… thì sức khỏe của mẹ cũng bị ảnh hưởng nhiều.

      Mẹ có lối sống, sinh hoạt không điều độ, thường xuyên uống rượu, tiếp xúc với thuốc lá, các chất kích thích, gây nghiện.

Biến chứng thai kỳ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?

Những vấn đề về sức khỏe xuất hiện trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng đến mẹ và bé. Dưới đây là một số biến chứng thường xảy ra trong quá trình mang thai mẹ cần lưu ý:

Biến Chứng Thai Kỳ Sẽ ảnh Hưởng Như Thế Nào đến Mẹ Và Bé
Biến chứng thai kỳ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé

Mang thai ngoài tử cung: Đây là hiện tượng thai làm tổ bên ngoài buồng tử cung, thường là làm tổ ở vòi tử cung. Ngoài ra còn có thể đậu thai ở cổ tử cung, ổ bụng. Nếu như mẹ không phát hiện và được can thiệp kịp thời, thai càng lớn thì mẹ có thể bị vỡ túi thai tràn dịch, tính mạng của mẹ sẽ bị nguy hiểm.

Sinh non: Trong giai đoạn cuối của thai kỳ tầm tuần thứ 37 trở đi, nếu mẹ thấy có những cơn co thắt thường xuyên, xuất hiện dịch ở vùng kín thì rất có thể đây là dấu hiệu của việc sinh non. Nếu sinh non bé sẽ có sức đề kháng yếu, cần được chăm sóc đặc biệt.

Tiểu đường thai kỳ: Nếu mẹ mắc bệnh này trong thời gian mang thai thì khi sinh con bé có nguy cơ bị vàng da, suy hô hấp hay bé cũng sẽ mắc bệnh tiểu đường. Nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ này là cao nhất nếu như mẹ không ăn uống điều độ.

Thiếu hụt hay thừa nước ối: Đây cũng là một biến chứng thường gặp, nếu như bị thiếu hoặc thừa sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bé trong bụng mẹ. Bác sĩ có thể quyết định cho mẹ sinh sớm hơn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Sảy thai: Nếu mẹ gặp biến chứng thai kỳ trong giai đoạn đầu mang thai, tầm dưới 20 tuần tuổi, mẹ có thể sảy thai. Dấu hiệu thường thấy nhất là ra máu vùng kín, cả người mệt mỏi, đau bụng dai dẳng.

Những cách phòng tránh biến chứng thai kỳ hiệu quả mà mẹ cần biết

Ông bà ta thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì thế mẹ cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn khi mang thai. Từ quá trình chuẩn bị mang thai đến giai đoạn thai kỳ, mẹ cần lưu ý:

Chuẩn bị trước khi mang thai:

Những Cách Phòng Tránh Biến Chứng Thai Kỳ Hiệu Quả Mà Mẹ Cần Biết
Những cách phòng tránh biến chứng thai kỳ hiệu quả mà mẹ cần biết

      Mẹ nên tiêm ngừa những mũi tiêm cần thiết giúp phòng tránh bệnh.

      Giữ vững cân nặng phù hợp với cơ địa.

      Cần khám tiền sản để bác sĩ có thể hỗ trợ giúp cho mẹ có một sức khỏe tốt nhất để chuẩn bị một sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ.

Trong thời gian mang thai:

      Mẹ nên đi khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé qua từng giai đoạn.

      Thực hiện các bước kiểm tra, siêu âm đúng theo lời dặn của bác sĩ.

      Tập một thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đồng thời tránh xa những tác nhân gây hại đến sức khỏe như uống rượu, thuốc lá, các chất gây nghiện.

      Để tâm đến những dấu hiệu bất thường xảy ra với cơ thể như: Chảy máu ở vùng kín, đau bụng kéo dài, chóng mặt, nhức đầu thường xuyên, khó thở,..

Qua bài viết trên, mẹ đã biết được tác hại và một số cách giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ cũng biết được đâu là những dấu hiệu bất thường trên cơ thể để đến thăm khám bác sĩ kịp thời. BON Spa luôn hy vọng mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

32 − = thirty