Sau 9 tháng mang thai, mẹ bắt đầu lo lắng về việc trẻ sinh ra có đủ ký không, cân nặng bao nhiêu là đủ chuẩn? Hôm nay BON Spa sẽ cùng bạn tìm hiểu tình hình sức khỏe của bé thông qua cân nặng của trẻ sơ sinh, từ đó giúp ba mẹ có biện pháp thích hợp để giúp bé phát triển toàn diện nhất.
Cân nặng của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Có rất nhiều yếu tố tác động đến cân nặng của bé sơ sinh, bao gồm cả những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Vì thế khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
Các yếu tố chủ quan:

- Dinh dưỡng trong thời gian mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Nếu mẹ ăn uống không đầy đủ các chất dinh dưỡng khi mang thai thì trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân.
- Thói quen sinh hoạt của mẹ: Nếu mẹ có những thói quen sinh hoạt lành mạnh thì bé sẽ khỏe mạnh nhưng nếu mẹ thường xuyên uống rượu, sử dụng chất kích thích,… sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của bé.
- Tình trạng sức khỏe của mẹ khi mang thai: Mẹ có một sức khỏe tốt, không mắc bệnh thai kỳ như tiểu đường, béo phì, thiếu máu… thì thường khi bé sinh ra sẽ khỏe mạnh và đủ ký.
- Các yếu tố chủ quan:
- Ảnh hưởng từ gen di truyền của bố mẹ: Trọng lượng của bố mẹ sẽ ảnh tác động đến chiều cao và cân nặng của bé.
- Số lượng thai nhi mà mẹ đang mang thai: Nếu mẹ mang thai sinh đôi, sinh ba thì cân nặng của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Nếu bé được sinh ra sớm hơn ngày dự sinh thì thể trạng sẽ nhỏ hơn những bé sinh ra đủ tháng.
- Giới tính cũng ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh, thường thì bé gái sẽ có xu hướng nhẹ cân hơn bé trai.
Tình trạng chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh bao nhiêu là đạt chuẩn?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì dưới đây là cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể căn cứ theo thông tin này để so sánh và biết được con của mình đang ở tình trạng nào:

- Trẻ sơ sinh có thể trạng suy dinh dưỡng: Là trẻ vừa sinh ra có trọng lượng dưới 2.5kg (đối với nam) và dưới 2.4kg (đối với nữ).
- Trẻ sơ sinh có nguy cơ suy dinh dưỡng: Là trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2.9kg (đối với nam) và dưới 2.8kg (đối với nữ).
- Trẻ sơ sinh khỏe mạnh: Là trẻ vừa sinh ra đạt trọng lượng khoảng 2.9 – 3.9kg (đối với nam) và từ 2.8 – 3.7kg đối với nữ.
- Trẻ sơ sinh có nguy cơ thừa cân: Là trẻ vừa sinh ra có trọng lượng trên 3.9kg (đối với nam) và trên 3.7kg (đối với nữ).
- Trẻ sơ sinh thừa cân: Là trẻ vừa sinh ra có trọng lượng lớn hơn 4.4kg (đối với nam) và lớn hơn 4.2kg (đối với nữ).
Những cách giúp cải thiện cân nặng của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời
Sau khi biết được những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé, mẹ có thể xây dựng một kế hoạch giúp bé phát triển toàn diện nhất. Dưới đây là một số cách giúp mẹ giải quyết nỗi lo lắng này:
Mẹ hãy chú ý khi cho bé bú đúng cách
Chúng ta đều biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng duy nhất, nếu mẹ không đủ sữa thì bé có thể uống thêm sữa công thức.

Thời gian bú được các bác sĩ khuyến cáo là nên cách nhau từ 2-3 giờ đồng hồ, mẹ hãy cố gắng duy trì thời gian bú này cho bé trong thời gian đầu. Mẹ nên cho bé bú hết bầu vú bên này rồi mới chuyển sang bên kia để bé có thể uống được cả sữa đầu lẫn sữa cuối. Điều này giúp bé hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày
Trong thời gian cho con bú các chất dinh dưỡng mà mẹ nạp vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và mùi vị sữa, vì thế mẹ cần cân nhắc cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm.
Mẹ cần ăn đủ các nhóm chất như đường bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất, tránh xa các loại thực phẩm có nhiều gia vị, cay nóng để bảo đảm rằng luôn có nguồn sữa tốt cho con, góp phần cải thiện cân nặng của trẻ sơ sinh.
Nếu như bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như bỏ bú, liên tục sút cân,… mẹ nên đến gặp các bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng đã giúp ba mẹ giải tỏa được các thắc mắc về cân nặng của trẻ sơ sinh. Từ đó biết được tình trạng của bé và tìm ra những phương pháp phù hợp với con mình để giúp bé cải thiện cân nặng và phát triển toàn diện nhất.
Bài viết liên quan
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai mà mẹ cần lưu ý
Trong khoảng thời gian mang thai, thì mẹ phải đối mặt với rất nhiều thay ...
Th12
Tại sao thai chậm tăng trưởng trong bụng mẹ?
Thai chậm tăng trưởng là một trong những nỗi băn khoăn của bậc cha mẹ ...
Th12
Mẹ có nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ nào trong thời gian mang thai?
Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc của mẹ tuy nhiên mẹ cũng dễ ...
Th11
Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh viêm da ở trẻ nhỏ
Da của trẻ nhỏ vô cùng mỏng manh và nhạy cảm, vì thế khi da ...
Th11
Đâu là âm thanh thai nhi thích được nghe nhất?
Thai nhi trong bụng mẹ từ tuần thứ 16 đã bắt đầu hình thành và ...
Th11
Những lưu ý nuôi con trong 12 tháng đầu tiên mà ba mẹ cần biết
Sau khoảng thời gian dài chờ đợi, cuối cùng ba mẹ cũng được gặp bé ...
Th11