Mẹ bầu và tình trạng thiếu ngủ khi mang thai

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu ngủ khi mang thai

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều sự thay đổi về tâm lý lẫn sinh lý, việc hình thể ngày càng nặng nề hơn khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong lúc ngủ dẫn tới tình trạng thiếu ngủ khi mang thai. Hôm nay, BON Spa sẽ cùng các mẹ tìm hiểu một số biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ trong khi mang thai nhé!

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu ngủ khi mang thai

Trong các tháng đầu tiên khi mang thai, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi thích ngủ nhiều hơn. Nhưng khi bước qua những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển lớn hơn sẽ khiến mẹ khó tìm được tư thế thoải mái để ngủ. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu khó ngủ sâu vào ban đêm:

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu ngủ khi mang thai
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu ngủ khi mang thai

Đi tiểu nhiều vào ban đêm

Thai nhi càng lớn càng gây nhiều sức ép lên bàng quang của mẹ khiến mẹ cảm thấy khó chịu và muốn đi vệ sinh nhiều lần trong đêm. Nhiều mẹ bầu phải đi vệ sinh hơn 10 lần/ đêm khiến mẹ không thể ngủ sâu dẫn đến tình trạng thiếu ngủ khi mang thai.

Cảm giác tiêu hóa có vấn đề như khó tiêu, ợ hơi hay táo bón

Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ thường gặp tình trạng trào ngược dạ dày do thai nhi chèn ép. Hệ tiêu hóa của mẹ cũng hoạt động kém hơn bình thường khiến thức ăn khó tiêu hóa hơn gây nên hiện tượng ợ hơi, táo bón. Đôi khi do mẹ nạp quá nhiều chất dinh dưỡng mà cơ thể không tiêu hóa kịp cũng dẫn đến hiện tượng mất ngủ.

Cảm giác tiêu hóa có vấn đề như khó tiêu, ợ hơi hay táo bón
Cảm giác tiêu hóa có vấn đề như khó tiêu, ợ hơi hay táo bón

Mẹ hay bị chuột rút đột ngột vào ban đêm

Hiện tượng chuột rút rất thường gặp vào những tháng cuối cùng của thai kỳ. Tình trạng này xảy ra đột ngột ở đùi hay bắp chân. Ngoài ra do cơ thể ngày càng nặng nề hơn nên phần lưng, xương hông và chân của mẹ bầu phải chịu nhiều sức nặng nên dễ bị đau hơn.

Mẹ gặp tình trạng lo lắng hay căng thẳng kéo dài

Trong suốt thời gian mang thai mẹ bầu rất nhạy cảm, dễ cảm thấy lo lắng bất an. Mẹ bầu có thể quan tâm nhiều đến tình trạng phát triển của thai nhi, quá trình “vượt cạn” sắp tới hay những vấn đề về công việc, gia đình,… đây cũng là nguyên nhân làm mẹ khó ngủ vào ban đêm dẫn đến tình trạng thiếu ngủ khi mang thai.

Thiếu ngủ khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé

Giấc ngủ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình mang thai, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây tác động xấu đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Dù mẹ có bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng nếu thiếu ngủ thì cơ thể mẹ vẫn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Thiếu Ngủ Khi Mang Thai ảnh Hưởng Như Thế Nào đến Sức Khỏe Của Mẹ Và Bé
Thiếu ngủ khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé

Đối với mẹ: Thiếu ngủ sẽ khiến cho tâm trạng của mẹ không được tốt, khó tỉnh táo để hoạt động hằng ngày, khả năng tập trung làm việc của mẹ bầu cũng giảm. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu ngủ khi mang thai sẽ dẫn đến quá trình chuyển dạ kéo dài hay khó sinh thường, nghiêm trọng hơn có thể bị trầm cảm sau sinh. Đồng thời, da của mẹ cũng sẽ lão hóa chảy xệ một cách nhanh chóng và khó phục hồi lại trạng thái ban đầu.

Đối với thai nhi: Trường hợp mẹ thiếu ngủ thai nhi cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Trong khoảng thời gian trẻ phát triển mạnh mẽ về trí não cũng như các cơ quan của cơ thể, nếu mẹ ngủ không đủ giấc sẽ khiến quá trình này bị gián đoạn làm bé mắc nhiều bệnh ngay sau khi vừa sinh ra như: nhẹ cân, thiếu máu, bé hay quấy khóc do bị rối loạn thời gian sinh hoạt.

Một số phương pháp giúp mẹ cải thiện giấc ngủ khi mang thai

Vì giấc ngủ có ảnh hưởng không hề nhỏ đối với sức khỏe của mẹ và bé, mẹ phải nhớ rằng không được để thiếu ngủ khi mang thai nên mỗi ngày mẹ bầu cần ngủ đủ 8 giờ/đêm và khoảng 30 phút vào buổi trưa. Nếu mẹ vẫn khó khăn để có một giấc ngủ sâu thì hãy cùng BON Spa tham khảo qua một số mẹo sau đây:

Chú ý đến thói quen ăn uống trước khi đi ngủ

      Mẹ cần tránh xa những loại thực phẩm hay thức uống có cồn, cafein như trà, cà phê, bia rượu, socola, bánh ngọt… vào buổi tối.

      Trước khi đi ngủ mẹ không nên ăn quá no để tránh việc bao tử làm việc quá sức dẫn tới trào ngược dạ dày, ợ chua khi nằm ngủ.

Chú ý đến thói quen ăn uống trước khi đi ngủ
Chú ý đến thói quen ăn uống trước khi đi ngủ

      Mẹ bầu cũng nên lưu ý nên ăn trước lúc ngủ tầm 2-3 giờ, ăn chậm nhai kỹ và chia nhỏ khẩu phần thành các bữa ăn nhỏ.

      Bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều vitamin B như ngũ cốc, đậu các loại, rau xanh… hỗ trợ giảm stress, căng thẳng giúp mẹ dễ ngủ hơn.

Xây dựng một số thói quen giúp mẹ ngủ ngon hơn

      Năng luyện tập thể dục thể thao như tập yoga, thiền, đi bộ nhẹ nhàng sẽ hỗ trợ lưu thông khí huyết, hạn chế tình trạng chuột rút khi ngủ.

      Mẹ có thể tắm nước ấm kèm theo massage nhẹ nhàng hoặc ngâm chân trước khi đi ngủ để tạo cảm giác thoải mái dễ ngủ hơn.

Xây dựng một số thói quen giúp mẹ ngủ ngon hơn
Xây dựng một số thói quen giúp mẹ ngủ ngon hơn

      Vào buổi trưa mẹ không nên ngủ quá nhiều làm buổi tối khó ngủ. Mẹ nên lên thời gian biểu nghỉ ngơi phù hợp để đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không làm rối loạn đồng hồ sinh học.

      Tránh xem những bộ phim quá kích thích như phim ma, phim kinh dị trước khi ngủ.

Qua bài viết trên, BON Spa hi vọng mẹ có thể cải thiện tình trạng thiếu ngủ khi mang thai để mẹ luôn khỏe mạnh và bé có thể phát triển toàn diện. Mẹ đừng quá lo lắng vì BON Spa luôn đồng hành cùng ba mẹ trên hành trình chào đón những thiên thần nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+ 37 = forty six