Mẹ bầu và sự thay đổi của cơ thể khi mang thai

Thay đổi của cơ thể khi mang thai về mặt thể chất mà mẹ bầu cần quan tâm

Khi bạn mang thai, cả cơ thể của bạn sẽ tham gia vào quá trình thai nghén do đó cơ thể của bạn sẽ trải qua nhiều thay đổi về mặt thể chất lẫn tinh thần. Để tránh lo lắng khi thấy những dấu hiệu này, BON Spa sẽ cùng bạn tìm hiểu về sự thay của cơ thể khi mang thai nhé!

Thay đổi của cơ thể khi mang thai về mặt thể chất mà mẹ bầu cần quan tâm

Thay đổi của cơ thể khi mang thai về mặt thể chất mà mẹ bầu cần quan tâm
Thay đổi của cơ thể khi mang thai về mặt thể chất mà mẹ bầu cần quan tâm

Khi bước vào thai kỳ, cơ thể của người mẹ sẽ có nhiều thay đổi điều đó khiến chính thai phụ cũng cũng như gia đình cảm thấy hoang mang, lo lắng. Sau đây là những thay đổi mà hầu như các mẹ bầu thường gặp phải:

Hệ hô hấp – Mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ cảm thấy hơi thở của mình dường như ngắn hơn, đôi khi sẽ bị hụt hơi do nhu cầu cung cấp oxy ngày càng tăng để giúp cho thai nhi phát triển. Hệ hô hấp sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bù lại những thiếu hụt oxy.

Bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, hít sâu, thở chậm để hệ hô hấp hoạt động tốt nhất.

Hệ tiêu hóa – Mẹ bầu dễ ợ chua và táo bón

Do hormone thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn, cụ thể là làm tăng giảm trương lực cơ vòng ở thực quản. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy khó tiêu, ợ chua hay táo bón. Để khắc phục tình trạng này mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các chất xơ có trong rau, củ quả và uống nước đầy đủ mỗi ngày.

Hệ tuần hoàn – Thể tích máu tăng lên

Khi mang thai, bạn thấy nhịp tim của mình tăng nhanh bởi vì lưu lượng máu đi ra từ tim mỗi phút sẽ được gia tăng nhưng áp lực của sự mở rộng tử cung sẽ làm lượng máu bơm vào tim lại chậm hơn. Mẹ bầu chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng, tránh mang vác vật nặng để nhịp tim được ổn định.

Da – Da bị rạn nứt, vết sạm, nám

Những vết rạn da sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6 -7 của thai kỳ tùy vào cơ địa của mỗi mẹ bầu. Vết rạn thường dài khoảng 5 -10 cm, gặp nhiều ở vùng bụng, đùi, mông, bắp chân do da bị kéo căng mà cơ thể không kịp thích nghi.

Sắc tố melanin tăng nhanh sẽ dẫn đến tình trạng nám, sạm trên da. Đây là một hiện tượng không đáng lo ngại, thường thì vết nám sẽ biến mất sau thai kỳ.

Đây là sự thay đổi của cơ thể khi mang thai mà bạn dễ nhận biết nhất. Các mẹ bầu nên có một chế độ ăn lành mạnh, cung cấp đầy đủ các chất vitamin, đặc biệt là vitamin E, omega 3, omega 6…

Hệ tiết niệu – Đi vệ sinh thường xuyên

Khi tử cung càng lớn, bàng quang của bạn sẽ bị chèn ép nhiều hơn đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bạn cảm thấy mắc tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm. Đôi khi bạn sẽ không kiểm soát được và rỉ một ít nước tiểu khi ho, hắt hơi hay cười lớn. Thận của bạn cũng phải làm việc nhiều hơn để bài tiết chất thải của hai mẹ con.

Đừng thấy việc đi vệ sinh nhiều gây ra sự bất tiện mà uống ít nước nhé. Trong giai đoạn mang thai bạn cần uống nước nhiều hơn, không nhịn tiểu và nhớ rửa tay kỹ lưỡng sau mỗi lần đi vệ sinh để tránh nhiễm trùng.

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai về mặt tinh thần

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai về mặt tinh thần
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai về mặt tinh thần

Bên cạnh những nỗi lo thay đổi về mặt thể chất, mẹ bầu cũng phải đối mặt với sự biến đổi lớn về mặt cảm xúc, đây cũng là một trong những nguyên do gây stress khi mang thai.

Dễ xúc động, lo lắng

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn sẽ thường cảm thấy hồi hộp, lo lắng. Đôi khi bạn sẽ cáu bẳn, muốn khóc,… mà không có nguyên do cụ thể nào. Những điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé, bởi vì khi tinh thần của mẹ không tốt thì thai nhi cũng không thể khỏe mạnh được.

Đây là vấn đề hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải trong khi mang thai, để phòng ngừa và kiểm soát tình trạng này các bạn nên thoải mái chia sẻ cảm xúc của mình nhiều hơn, đồng thời bạn có thể thư giãn bằng cách đọc sách, tham gia các lớp học yoga, thiền,… cho mẹ bầu.

Mất ngủ

Mất ngủ cũng là nỗi sợ hãi của nhiều mẹ bầu, hiện tượng này là một trong những biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ. Nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy khó đi vào giấc hay ngủ không được sâu, nếu tình trạng này kéo dài khiến bạn mệt mỏi và khó chịu. Nguyên nhân là đôi khi mẹ bầu khó tìm được tư thế ngủ thoải mái, giật mình đi tiểu trong đêm hay bị chuột rút,…

Bạn nên hạn chế ăn uống các loại thực phẩm ngọt hay có chứa chất kích thích  như trà, cà phê, socola,…trước khi ngủ. Tập thói quen ngủ nghiêng về bên trái để để cảm thấy thoải  mái giúp ngủ ngon hơn,…

Nên làm gì để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể khi mang thai?

Nên làm gì để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể khi mang thai?
Nên làm gì để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể khi mang thai?

Để đối mặt với những sự thay đổi của cơ thể khi mang thai, chị em nên lưu ý các điều sau:

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị cho mình một tinh thần thật thoải mái, vui vẻ có thể bằng nhiều cách như nghe nhạc, trò chuyện cùng chồng, gia đình, bạn bè,… để tránh tình trạng stress trong thai kỳ.

Thứ 2, bạn nên thăm khám bác sĩ đầy đủ theo lịch khám thai định kỳ để biết được những thay đổi nào trên cơ thể là chấp nhận được và triệu chứng nào phải có sự can thiệp của chuyên gia.

Cuối cùng, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và phù hợp là một điều vô cùng cần thiết. Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn trong suốt quá trình mang thai của bạn.

BON Spa hy vọng những thông tin về sự thay đổi của cơ thể trong khi mang thai đã mang đến cho bạn kiến thức bổ ích, giúp cho các mẹ bầu trải qua hành trình mang thai với trạng thái tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + five =