Mẹ bầu cần làm gì nếu môi thâm khi mang thai?

Tẩy Tế Bào Chết Và Sử Dụng Mặt Nạ Dưỡng Môi

Trong suốt quá trình mang thai cơ thể của mẹ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi bên trong cơ thể, khiến mẹ bị “xuống sắc”. Tình trạng môi thâm khi mang thai khiến nhiều mẹ lo lắng. Hôm nay BON Spa sẽ cùng các mẹ bầu tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và một số cách cải thiện giúp môi hồng hào hơn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi thâm khi mang thai?

Vào khoảng tháng thứ 6 – 8 của thai kỳ, nội tiết tố trong cơ thể của mẹ sẽ thay đổi mạnh mẽ. Hắc sắc tố melanin trong cơ thể mẹ đột ngột tăng cao khiến cho sắc tố da ở một số vùng thay đổi, trong đó có cả môi.

Nguyên Nhân Dẫn đến Tình Trạng Môi Thâm Khi Mang Thai
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi thâm khi mang thai?

Bên cạnh việc thay đổi nội tiết tố, môi thâm khi mang thai cũng có thể là do bản thân của mẹ bị thiếu một số chất dinh dưỡng như sắt và axit folic. Vì thế mẹ cần đảm bảo mình luôn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khi mang thai.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân do thói quen của mẹ làm cho sắc tố môi bị thâm sạm đi, chẳng hạn như:

  • Mẹ có thói quen hút thuốc lá hay uống cà phê, trà: Cafein có trong trà và cà phê sẽ khiến cho môi của mẹ xuống màu và răng bị ố vàng.
  • Mẹ không bảo vệ môi khi gặp ánh nắng mặt trời: Ngoài da mặt, da môi cũng cần được bảo vệ khi đi dưới nắng mặt trời, tránh cho tia cực tím tiếp xúc với da tạo ra melanin khiến sắc tố da bị tăng.
  • Mẹ đã sử dụng son kém chất lượng, có nhiều chì trong thời gian dài.
  • Mẹ không uống đủ nước khiến môi bị khô, mẹ lại liếm môi khiến môi xỉn màu.

Mẹ bầu cần làm gì để cải thiện tình trạng môi thâm khi mang thai?

Việc môi bị thâm không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ nhưng nó làm cho mẹ bầu cảm thấy không được tự tin. Gương mặt của mẹ nhìn sẽ kém sắc, thiếu sức sống hơn khi đôi môi nhợt nhạt vì thế BON Spa sẽ gợi ý cho mẹ bầu một số phương pháp cải thiện tình trạng này:

Tẩy tế bào chết và sử dụng mặt nạ dưỡng môi từ thiên nhiên

Mẹ có thể dùng mật ong kết hợp với đường, thoa lên môi trong khoảng 10-15 phút sau đó rửa sạch để tẩy sạch tế bào chết ở môi. Tuy nhiên, mật ong có thể làm cho da môi mỏng hơn và kích ứng nên mẹ chỉ nên sử dụng khoảng 1 lần/ tuần. Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng dầu gấc hoặc dầu oliu trộn với đường và sử dụng như trên để làm sạch tế bào chết.

Tẩy Tế Bào Chết Và Sử Dụng Mặt Nạ Dưỡng Môi
Tẩy tế bào chết và sử dụng mặt nạ dưỡng môi

Sau khi tẩy tế bào chết, mẹ nên thực hiện dưỡng ẩm để môi thêm mịn màng. Mẹ có thể dùng dầu dừa hoặc dầu oliu bôi lên môi và để qua đêm hoặc đắp hỗn hợp nước ép lựu với sữa chua không đường trong 20 phút để giúp môi hồng hào hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau củ và uống đủ nước

Để hạn chế tình trạng môi thâm khi mang thai thì trong khẩu phần ăn hằng ngày mẹ nên bổ sung đa dạng các loại rau củ quả vì trong chúng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp đôi môi mẹ hồng hào hơn.

Bên cạnh đó, mẹ cần uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để cấp ẩm cho cơ thể, làn da không bị khô. Khi môi không còn nứt nẻ cũng sẽ hạn chế được việc mẹ bầu liếm hay cắn môi, điều này cũng sẽ tránh tình trạng chảy máu, nứt nẻ khiến môi thâm hơn.

Bảo vệ đôi môi khi ra nắng bằng son dưỡng có SPF

Nếu mẹ thường xuyên phải ra nắng thì mẹ có thể sử dụng loại son dưỡng có SPF từ 30 trở lên để bảo vệ cho môi. Vì đang mang thai, mẹ nên chọn những loại son dưỡng có xuất xứ thiên nhiên phù hợp với mẹ bầu tránh sử dụng những loại son kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Có nên sử dụng phương pháp xăm môi khi đang mang thai không?

Nhiều mẹ bầu quá lo lắng về vấn đề môi thâm khi mang thai nên đã suy nghĩ đến biện pháp xăm môi. Phương pháp này sẽ giúp môi mẹ luôn có màu môi mà mình mong muốn kể cả khi không trang điểm nhưng nó lại không phù hợp trong thời gian mang thai. Bởi vì:

Có Nên Sử Dụng Phương Pháp Xăm Môi Khi đang Mang Thai Không
Có nên sử dụng phương pháp xăm môi khi đang mang thai không?
  • Cơ thể mẹ đã nhạy cảm hơn khi mang thai nên khi xăm môi rất có thể sẽ bị sưng phù, vết thương khó lành. Màu sắc sau khi xăm cũng dễ đổi sang màu khác không đúng với ý muốn ban đầu của mẹ.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng về máu vì có thể các dụng cụ sử dụng không được vệ sinh kỹ lưỡng.
  • Sau khi xăm môi mẹ phải ăn uống kiêng cữ và bôi thuốc để giúp giảm đau và nhanh lành. Những điều này lại ảnh hưởng không tốt với thai nhi, vì đây là thời gian mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ trong bụng mẹ.

Chính vì những lý do trên mà mẹ bầu chỉ nên dưỡng môi bằng những phương pháp tự nhiên mà không nên thực hiện các biện pháp phun xăm thẩm mỹ trong giai đoạn mang thai.

Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng các mẹ đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng môi thâm khi mang thai và tìm ra cho mình phương pháp dưỡng môi luôn hồng hào, mịn màng giúp chị em lấy lại tự tin vốn có của bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

sixty ÷ 20 =