Mất ngủ sau sinh là tình trạng thường thấy ở các mẹ bỉm sữa. Việc chăm sóc em bé, những thay đổi về hormone, và lo lắng thường xuyên khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, BON Spa sẽ cùng các mẹ tìm cách để cải thiện tình trạng này và giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn nhé!
Nguyên nhân nào làm cho mẹ gặp tình trạng mất ngủ sau sinh?
Sau khi dỗ con vào giấc ngủ, nhiều mẹ vẫn trằn trọc không thể ngủ được. Chất lượng giấc ngủ của mẹ đôi khi cũng không tốt, mẹ không thể ngủ sâu, dễ giật mình. Những điều này thường xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
- Thay đổi hormone: Trong quá trình mang thai, một lượng lớn hormone trong cơ thể mẹ đã thay đổi. Sau sinh, lượng hormone này bao gồm estrogen và progesterone giảm mạnh, làm cơ thể không kịp thích nghi gây ra những thay đổi về cảm xúc và dẫn đến tình trạng mất ngủ sau sinh.
- Chăm sóc em bé: Việc cho con bú đêm, ru bé ngủ, thay tã,… khiến mẹ thức giấc thường xuyên. Điều này làm cho mẹ bị rối loạn giấc ngủ và khó quay lại giấc ngủ ngon.
- Lo lắng: Sau sinh mẹ có rất nhiều điều lo lắng, mẹ lo lắng về sức khỏe của bé, về việc chăm sóc con, về hình thể, tình hình kinh tế… những điều này gây áp lực lên đôi vai của mẹ và khiến cho mẹ bị mất ngủ.
- Cơ thể mệt mỏi: Việc chăm sóc em bé suốt ngày không có thời gian nghỉ ngơi khiến cơ thể mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi. Từ đó chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mất ngủ sau sinh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé?
Việc thiếu ngủ không chỉ gây ra mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ, đồng thời tác động đến cả quá trình chăm sóc bé. Cụ thể như sau:
Sức khỏe thể chất
- Mệt mỏi: Mẹ luôn cảm giác kiệt sức, uể oải kéo dài khiến mẹ khó tập trung vào các công việc hàng ngày.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Thiếu ngủ làm giảm khả năng chống lại bệnh tật, khiến mẹ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, sức khỏe của mẹ ngày càng đi xuống.
- Rối loạn nội tiết: Khi bị mất ngủ sau sinh các hormone trong cơ thể mẹ có thể bị rối loạn và điều này làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ, gây ra tình trạng ít sữa hoặc mất sữa.
- Tăng cân không kiểm soát: Mất ngủ có thể làm tăng hormone cortisol, gây ra tình trạng thèm ăn và tăng cân.
- Các vấn đề về tim mạch: Thiếu ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe của mẹ.
Sức khỏe tinh thần
- Trầm cảm sau sinh: Mất ngủ sau sinh là một trong những yếu tố chính gây ra trầm cảm sau sinh.
- Lo âu: Thiếu ngủ khiến mẹ luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, khó kiểm soát cảm xúc.
- Cáu gắt, dễ kích động: Mất ngủ kéo dài khiến mẹ dễ cáu gắt, mất kiên nhẫn với bé và những người xung quanh.
- Khó tập trung: Mẹ sẽ rơi vào trạng thái mất tập trung, khó đưa ra quyết định trong các công việc hàng ngày.
Ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc bé
- Giảm khả năng nhận biết phản ứng của trẻ: Mất ngủ sau sinh làm mẹ sẽ phản ứng chậm chạp hơn và đôi khi không phát hiện ra nhu cầu của bé.
- Tăng nguy cơ tai nạn: Mẹ dễ bị mệt mỏi, mất tập trung, có thể gây ra tai nạn cho bé.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của bé: Tâm trạng của bé bị ảnh hưởng rất nhiều từ mẹ. Nếu mẹ cứ ủ rũ buồn bã thì bé cũng sẽ không vui, làm gián đoạn quá trình phát triển của trẻ.
Những phương pháp giúp cải thiện tình trạng mất ngủ sau sinh hiệu quả
Để cải thiện tình trạng mất ngủ sau sinh, mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Cố gắng ngủ đủ giấc khi bé ngủ, tạo thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Không nên thức khuya sẽ làm bạn khó ngủ hơn.
- Chia sẻ công việc: Nhờ người thân giúp đỡ trong việc chăm sóc bé, chia sẻ công việc nhà. Giảm bớt khối lượng công việc sẽ làm mẹ có thêm thời gian để nghỉ ngơi, cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Chăm sóc bản thân: Mặc dù bận rộn nhưng mẹ cũng cần có thời gian cho mình. Tập thói quen ăn uống lành mạnh, đủ chất, tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.
- Tìm sự hỗ trợ: Để giải tỏa tâm sự trong lòng, các mẹ hãy mạnh dạn chia sẻ với chồng, người thân hoặc bạn bè và mẹ có thể tìm đến chuyên gia nếu cần.
Mất ngủ sau sinh là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết kịp thời. Với sự giúp đỡ của những người xung quanh và các biện pháp phù hợp, BON Spa xin chúc các mẹ sẽ sớm lấy lại giấc ngủ ngon và có nhiều thời gian hơn để chăm sóc cho bản thân cũng như bé yêu.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Trẻ sơ sinh là giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời mỗi con người, ...
Th8
Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc bé sau sinh tại nhà
Chăm sóc bé sau sinh tại nhà là một trong những nhiệm vụ đầy thách ...
Th8
Dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong hành trình làm mẹ, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là một trong ...
Th8
Chăm bé 6 tháng đầu: hành trình khám phá và phát triển
Chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi là một trong những ...
Th8
Cách thư giãn khi mang thai tốt cho mẹ và thai nhi
Trong suốt giai đoạn mang thai, cơ thể của người phụ nữ trải qua rất ...
Th8
Cách giảm buồn nôn hiệu quả khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi lớn về ...
Th8