Chúng ta đều biết, sữa mẹ chứa một nguồn dinh dưỡng dồi dào, rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vào những lúc bận rộn không thể cho bé ti sữa trực tiếp thì cho bé uống sữa mẹ là cách tiện lợi nhất. Vậy phải bảo quản sữa mẹ trữ đông như thế nào là đúng cách? Hôm nay BON Spa sẽ cùng các mẹ tìm hiểu nhé!
Sữa mẹ trữ đông có tốt không và chúng có thể bảo quản trong bao lâu?
Sau kỳ nghỉ thai sản và bắt đầu đi làm mẹ không thể bên con cả ngày như lúc trước, nếu muốn bé vẫn tiếp tục uống sữa mẹ thì trữ đông sữa là phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn.
Sữa mẹ trữ đông mặc dù được hút ra từ mẹ nhưng không thể nào tốt hoàn toàn như sữa mẹ được bé ti sữa trực tiếp. Trong quá trình trình trữ đông sẽ làm giảm đi một số chất dinh dưỡng có trong sữa, tuy nhiên so với các loại sữa bột và sữa công thức khác thì sữa mẹ trữ đông là lựa chọn tốt nhất. Vì thế để hạn chế tình trạng giảm chất lượng sữa thì mẹ cần có phương pháp bảo quản sữa mẹ trữ đông phù hợp.
Tùy thuộc vào nhiệt độ và phương pháp bảo quản, sữa trữ đông có thể giữ được đến 12 tháng mà không bị hỏng. Cụ thể như sau:
Ở nhiệt độ phòng bình thường (khoảng 25 độ C): Sữa mẹ ở nhiệt độ phòng sẽ bảo quản được tầm 4-6 giờ, tuy nhiên mẹ nên cho bé bú sớm nhất có thể để tránh sữa bị hỏng.
Ở ngăn mát tủ lạnh (khoảng 4 độ C): Với nhiệt độ ở ngăn mát mẹ có thể giữ sữa khoảng 4 ngày.
Ở ngăn đông tủ lạnh (khoảng -18 độ C): Thời gian bảo quản sữa ở nhiệt độ này tối đa là 6 tháng. Nếu nhiệt độ của tủ lạnh luôn ổn định thì thời gian bảo quản có thể lên đến 12 tháng.
Những điều mẹ cần lưu ý khi bảo quản sữa mẹ trữ đông
Trữ đông sữa mẹ chính là một cách giúp trẻ có thể uống được sữa mẹ nhanh chóng, tiện lợi khi mẹ bận rộn. Tuy nhiên, nếu mẹ không trữ đông sữa đúng cách sẽ khiến sữa dễ biến chất không còn tốt cho trẻ nữa. Dưới đây BON Spa sẽ gợi ý cho mẹ một số lưu ý cần tuân theo để có thể bảo quản sữa mẹ trữ đông tốt nhất:
Những điều cần chuẩn bị trước khi vắt hay hút sữa
Công tác chuẩn bị luôn là một điều hết sức quan trọng trong việc bảo quản sữa mẹ để trữ đông. Mẹ cần vệ sinh tay, núm vú và các dụng cụ để hút sữa như bình đựng, ống dẫn sữa, dụng cụ bơm,… Nếu cẩn thận mẹ có thể tráng qua nước sôi rồi để ráo nước trước khi cho sữa vào.
Việc lựa chọn bình hay túi trữ sữa cũng làm nhiều mẹ băn khoăn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dạng mẹ nên chọn những loại có chất lượng tốt, được làm từ nhựa thiên nhiên không chứa BPA để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Cách bảo quản sữa sau khi vắt hay hút sữa từ mẹ
Sau khi vắt hay hút sữa, mẹ cho sữa vào bình/túi thì cần lưu ý hút hết không khí thừa trong túi và không nên cho vào quá đầy, sữa sẽ nở ra trong quá trình trữ đông vì thế mẹ cần chừa một khoảng trống cho chúng. Lượng sữa trong một túi thưởng nằm trong khoảng 80-120ml, vừa đủ cho một lần bú của bé.
Tiếp theo, mẹ nên ghi cụ thể ngày giờ hút sữa trên nhãn dán để tiện việc cho bé bú. Sữa nào hút trước nên dùng trước và không nên trộn sữa cũ chung với sữa mới vì sữa cũ sẽ khiến sữa mới nhanh hỏng, bé sẽ bị đau bụng khi uống chúng.
Lưu ý thứ 3 khi bảo quản sữa mẹ trữ đông là giữ nguyên vị trí, không nên di chuyển túi quá nhiều lần. Đồng thời mẹ nên để túi sữa vào sâu bên trong tủ lạnh theo thứ tự mới hút vào bên trong, sữa hút lâu hơn để bên ngoài. Bên cạnh đó mẹ nên để sữa cách xa thức ăn để tránh sữa bị bám mùi, khó uống.
Rã đông và làm ấm sữa mẹ như thế nào là hợp lý?
Sau khi bảo quản sữa mẹ bằng cách trữ đông, mẹ cũng phải có cách rã đông và hâm nóng sữa phù hợp để chất lượng sữa tốt nhất.
Mẹ nên rã đông trước khi cần sử dụng 1 ngày ở ngăn mát tủ lạnh hoặc muốn nhanh hơn mẹ có thể cho vào 1 chậu nước lạnh. Tuyệt đối không nên vì nôn nóng mà rã đông trong nước nóng hoặc bỏ vào lò vi sóng. Sự thay đổi nhiệt đột ngột ngày sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
Khi hâm nóng sữa, mẹ nên lắc nhẹ sau đó cho vào nước ấm, sữa mẹ cần được làm ấm tầm khoảng 40 độ C trước khi cho bé bú. Không nên bỏ vào nồi đun sôi vì điều này sẽ làm thay đổi cấu trúc của các chất dinh dưỡng trong sữa.
Sữa sau khi rã đông mà bé uống không hết mẹ nên bỏ đi không nên sử dụng lại vì chúng không tốt cho bé.
Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng mẹ hiểu thêm nhiều kiến thức về việc bảo quản sữa mẹ trữ đông. Đồng thời mẹ cũng bỏ túi cho mình được một số bí quyết để có thể bảo quản sữa mẹ đúng cách giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn mà bé vẫn được no khỏe.
Bài viết liên quan
Những phương pháp chống rạn da cho bà bầu
Chống rạn da cho bà bầu là một trong những vấn đề mà nhiều mẹ ...
Th12
Nguy cơ gây tai nạn cho trẻ – Cha mẹ cần biết để bảo vệ con cái
Trong thế giới hiện đại ngày nay, nguy cơ gây tai nạn cho trẻ không ...
Th12
Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ – Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ
Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ là một chủ đề đã được nghiên ...
Th12
Khám phá phương pháp chăm sóc da kề da
Chăm sóc da kề da là một phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh rất ...
Th12
Giảm rụng tóc sau sinh – Giải pháp tự nhiên cho mái tóc khỏe mạnh
Giảm rụng tóc sau sinh là một vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ ...
Th12
Độ tuổi nhanh lão hóa – Bí quyết giữ gìn vẻ đẹp và sức khỏe theo thời gian
Độ tuổi nhanh lão hóa là một trong những biến đổi tự nhiên mà bất ...
Th12