Dị tật ở thai nhi là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể thai nhi xảy ra trong quá trình mang thai. Các dị tật này có thể nhẹ hoặc nặng và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Hôm nay các bạn hãy cùng BON Spa tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như cách phòng tránh dị tật cho thai nhi nhé!
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng dị tật ở thai nhi?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra dị tật ở thai nhi, điều này bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên trong hay yếu tố bên ngoài. Ba mẹ cần hiểu rõ để có thể tìm được biện pháp phòng ngừa tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh phổ biến mà ba mẹ có thể tham khảo:
- Gen di truyền: Nếu ba mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh di truyền thì khả năng cao là thai nhi cũng sẽ mắc chứng bệnh này. Riêng mẹ bầu nếu đã từng bị sảy thai, sinh non thì nguy cơ thai nhi bị dị tật cũng cao hơn bình thường.
- Mang thai khi tuổi đã lớn: Khi mẹ mang thai vào độ tuổi ngoài 35 thì khả năng thai nhi bị dị tật sẽ cao hơn những thai phụ khác. Vì khi cao tuổi chất lượng trứng và tinh trùng đã bị giảm sút ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
- Tác động từ môi trường: Trong thời gian mang thai nếu mẹ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, làm việc trong môi trường bụi bẩn, khói thuốc,… thì khả năng cao thai nhi sẽ bị dị tật.
- Nhiễm trùng trong thai kỳ: Một số dị tật là do trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bị nhiễm các virus Herpes, Rubella, Cytomegalo,… hay mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng sẽ làm mẹ và bé gặp những biến chứng nguy hiểm.
Trong một số trường hợp đặc biệt các bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi.
Dị tật ở thai nhi sẽ dẫn đến những dị tật nào sau khi bé ra đời?
Dị tật thai nhi có thể được phát hiện trước khi sinh, lúc sinh hoặc sau khi sinh. Chúng được phát hiện nhờ vào các phương pháp siêu âm, xét nghiệm máu và xét nghiệm nước ối. Sau đây là một số loại dị tật thai nhi thường gặp mà ba mẹ nên biết:
- Dị tật tim: Đây là loại dị tật thai nhi phổ biến nhất. Các dị tật tim có thể nhẹ hoặc nặng, và có thể ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim.
- Dị tật về hàm, môi: Thai nhi có thể mắc các dị tật trên khuôn mặt như sứt môi, hở hàm ếch, tai thấp hoặc thiếu mắt.
- Dị tật về xương: Những dị tật này ảnh hưởng đến xương tay, chân. Các dị tật này có thể làm cho tay chân của bé bị khiếm khuyết hay bị cong vẹo,…
- Dị tật về thận: Thận của bé sẽ bị ảnh hưởng nhiều, chúng sẽ khiến cho thận của bé bị biến dạng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Ba mẹ cần làm gì để phòng tránh dị tật ở thai nhi?
Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả các dị tật thai nhi nhưng mẹ có thể thực hiện một số biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh xuống mức thấp nhất. Ba mẹ có thể tham khảo thực hiện theo một số điều dưới đây:
Trong thời gian chuẩn bị mang thai:
- Khám sức khỏe tiền sản: Mẹ nên đi khám sức khỏe trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để được bác sĩ tư vấn, thăm khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
- Bổ sung axit folic: Bắt đầu bổ sung axit folic ít nhất 400 microgam mỗi ngày, tốt nhất là từ 1 tháng trước khi mang thai. Axit folic giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và sứt môi hở hàm ếch.
- Tiêm vắc-xin: Mẹ nên tuân theo lịch tiêm phòng vacxin của bác sĩ, đặc biệt là các loại vắc-xin như rubella, quai bị, sởi, thủy đậu. Tiêm đầy đủ vacxin giúp mẹ nâng cao sức đề kháng và hạn chế nguy cơ mắc tình trạng dị tật ở thai nhi.
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố độc hại: Mẹ không nên tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu bia, các hóa chất độc hại như thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu,…
- Có một cân nặng hợp lý: Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ khiến cho thai nhi bị dị tật vì thế mẹ cần có chế độ ăn uống và vận động hợp lý.
- Điều trị các bệnh nền: Nếu mẹ bầu có bất kỳ bệnh lý nào như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch,… thì hãy đến bác sĩ thăm khám và có biện pháp kiểm soát chúng để chuẩn bị cho thời gian mang thai.
Trong giai đoạn mang thai:
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng, giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ sẽ giúp mẹ có một cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt, mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, điều này sẽ giúp cơ thể mẹ luôn mát mẻ, thoải mái, tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Sống trong một môi trường lành mạnh: Mẹ bầu nên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, không đi vào nơi có nhiều khỏi bụi,… Mẹ cũng nên hạn chế thực hiện các phương pháp làm đẹp có hóa chất như nhuộm tóc, sơn móng tay,… Điều này sẽ hạn chế được nguy cơ dị tật ở thai nhi.
- Đi khám thai định kỳ và xét nghiệm sàng lọc phát hiện dị tật thai nhi: Mẹ nên đi khám định kỳ đúng hẹn và thực hiện các loại xét nghiệm cần thiết nhằm có thể phát hiện dị thường ở thai nhi. Từ đó các bác sĩ có thể can thiệp và điều trị cho mẹ kịp thời.
Qua bài viết trên, BON Spa mong rằng ba mẹ đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây nên dị tật ở thai nhi. Đồng thời, ba mẹ cũng biết được những biện pháp phòng tránh tình trạng này trong thời gian trước và trong khi mang thai. BON Spa xin chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc nhé!
Bài viết liên quan
Hướng dẫn xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Trẻ sơ sinh là giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời mỗi con người, ...
Th8
Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc bé sau sinh tại nhà
Chăm sóc bé sau sinh tại nhà là một trong những nhiệm vụ đầy thách ...
Th8
Dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong hành trình làm mẹ, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là một trong ...
Th8
Chăm bé 6 tháng đầu: hành trình khám phá và phát triển
Chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi là một trong những ...
Th8
Cách thư giãn khi mang thai tốt cho mẹ và thai nhi
Trong suốt giai đoạn mang thai, cơ thể của người phụ nữ trải qua rất ...
Th8
Cách giảm buồn nôn hiệu quả khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi lớn về ...
Th8