Dây rốn quấn cổ thai nhi là một hiện tượng khá phổ biến trong quá trình mang thai và đây cũng là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ. Vậy hôm nay BON Spa sẽ cùng mẹ tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân và ảnh hưởng tình trạng này đối với sự phát triển của thai nhi nhé!
Nguyên nhân và một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi
Dây rốn quấn cổ là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ của thai nhi. Đây là một hiện tượng tự nhiên và thường xảy ra trong quá trình thai nhi di chuyển trong bụng mẹ. Ba mẹ cần theo dõi cẩn thận để sớm phát hiện ra tình trạng này.
Rất khó xác định rõ nguyên nhân của tình trạng này nhưng mẹ có thể tham khảo qua một số lý do dưới đây:
- Sự chuyển động của thai nhi: Trong những tháng đầu của thai kỳ, thai nhi còn nhỏ nên dễ dàng di chuyển trong bụng mẹ và dây rốn có thể bị quấn quanh cổ trong quá trình này.
- Mẹ lao động nặng: Việc mẹ thường xuyên làm việc nặng hay làm ráng sức sẽ khiến cho đầu của thai nhi quay xuống phía dưới, làm tăng khả năng dây rốn quấn vào cổ của bé.
- Số lượng ối: Lượng ối quá ít hoặc quá nhiều là một trong các nguyên nhân khiến cho dây rốn quấn cổ thai nhi, đặc biệt là trong các tháng cuối của thai kỳ.
- Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi sẽ được các bác sĩ tìm ra thông qua hình thức siêu âm, tuy nhiên không phải lúc nào siêu âm cũng có thể phát hiện. Nhưng mẹ có thể cảm nhận một số dấu hiệu thông qua thay đổi của bản thân.
- Thai máy bất thường: Thai nhi có thể ít đạp hơn bình thường hoặc cử động chậm lại hoặc ngược lại, thai nhi sẽ đạp mạnh và liên tục hơn bình thường.
- Cảm giác đau bụng bất thường: Mẹ bầu có thể cảm thấy đau bụng khác lạ, không giống như các cơn co thắt bình thường.
- Rối loạn nhịp tim thai nhi: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, dây rốn quấn chặt có thể gây ra rối loạn nhịp tim thai nhi. Tuy nhiên, để phát hiện được dấu hiệu này, cần phải theo dõi bằng máy đo nhịp tim thai nhi.
Dây rốn quấn cổ thai nhi có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của thai nhi?
Điều làm ba mẹ luôn lo lắng là không biết tình trạng này có gây nguy hiểm cho thai nhi hay không. Câu trả lời là tùy vào từng trường hợp cụ thể, mẹ nên đến thăm khám bác sĩ định kỳ để sớm phát hiện và can thiệp kịp thời.
Đa số các trường hợp không gây nguy hiểm: Nếu dây rốn quấn lỏng và không siết chặt cổ thai nhi thì không gây ra vấn đề nghiêm trọng.
Nguy cơ tiềm ẩn: Trong một số trường hợp, dây rốn quấn chặt có thể gây ra các vấn đề như thiếu oxy. Dây rốn siết chặt có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi, dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Thiếu oxy có thể khiến cho thai nhi bị rối loạn nhịp tim. Bên cạnh đó trong quá trình sinh nở nếu gặp phải tình trạng này sẽ làm cho mẹ gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Cách phòng tránh tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi
Mặc dù không có cách nào đảm bảo 100% phòng ngừa, nhưng mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp sau để giảm thiểu nguy cơ:
Thăm khám và theo dõi thai kỳ thường xuyên theo lịch của bác sĩ
- Khám thai định kỳ: Điều quan trọng nhất là đi khám thai đầy đủ và đúng lịch để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi.
- Siêu âm: Siêu âm giúp bác sĩ theo dõi tình trạng của thai nhi và phát hiện sớm các bất thường.
Xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ: Mẹ cần thời gian để ngủ đủ giấc nhằm giúp cơ thể được phục hồi sau ngày dài mệt mỏi.
- Vận động nhẹ nhàng: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý tránh các hoạt động quá mạnh hoặc gắng sức.
- Chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng: Trong các bữa ăn mẹ cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé, đặc biệt là sắt và axit folic.
- Giữ tinh thần thoải mái: Stress có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ hãy cố gắng dành thời gian để thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện với bạn bè,…
Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng các mẹ đã tìm ra được đáp án cho câu hỏi dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm hay không. Để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nên lựa chọn một cơ sở y tế uy tín để thăm khám và theo dõi tình trạng của thai kỳ.
Bài viết liên quan
5 điều MẸ BẦU phải tránh để có thai kỳ khỏe mạnh
Mang thai là một hành trình tuyệt vời, nhưng để mẹ bầu và bé yêu ...
Th10
Bé bị suy dinh dưỡng và những điều ba mẹ cần biết
Suy dinh dưỡng là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến sự ...
Th10
Tiểu đường ở trẻ em: Vấn đề mà ba mẹ cần quan tâm
Tiểu đường ở trẻ em là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có ...
Th10
Bệnh truyền nhiễm khi mang thai và những điều mẹ cần quan tâm
Khi mang thai hệ miễn dịch trong cơ thể mẹ sẽ nhạy cảm, dễ mắc ...
Th10
Phòng tránh tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ cần biết
Trong quá trình mang thai mẹ có thể phải đối mặt với nhiều bệnh lý ...
Th10
Những cách giúp con ngủ nhanh chóng mà ba mẹ cần biết
Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn ...
Th10