Việc chảy máu khi hút sữa là một tình trạng khá phổ biến ở các mẹ sau sinh, tuy nhiên nó vẫn làm cho các mẹ bỉm sữa lo lắng vì không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé hay không. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý của tình trạng này các mẹ hãy cùng BON Spa tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chảy máu khi hút sữa?
Hút sữa ra máu là tình trạng xuất hiện máu, các tia màu hồng lẫn trong sữa mẹ. Chúng làm biến đổi màu sắc của sữa mẹ từ màu trắng đục sang màu hồng. Phần lớn tình trạng này không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:
- Tổn thương các mạch máu nhỏ: Việc vắt sữa bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa với lực hút quá mạnh có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong vú.
- Nút núm vú: Đây là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng chảy máu khi hút sữa. Quá trình cho bé bú không đúng cách sẽ khiến đầu ngực có thể bị nứt nẻ gây đau đớn cho mẹ.
- Tắc tia sữa: Khi sữa bị ứ đọng, nó có thể gây áp lực lên các mạch máu xung quanh, dẫn đến tình trạng chảy máu.
- Papilloma mô vú: Đây là một loại u lành tính ở ống dẫn sữa. Khi papilloma bị kích thích, nó có thể gây chảy máu.
- Viêm vú: Viêm vú làm cho mô vú bị sưng đỏ, đau nhức và có thể gây chảy máu.
Trong trường hợp nào mẹ cần đến gặp bác sĩ để thăm khám?
Mặc dù phần lớn trường hợp chảy máu khi hút sữa không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, đây chính là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Vì thế khi thấy có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, mẹ nên đến bệnh viện để được thăm khám:
- Chảy máu nhiều: Nếu lượng máu chảy ra khi hút sữa càng lúc càng nhiều hơn hoặc chảy máu không ngừng được, mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
- Đau nhức dữ dội: Cùng với chảy máu, nếu mẹ cảm thấy đau nhức vú dữ dội, kèm theo triệu chứng như sốt thì mẹ cũng nên cho trẻ ngừng bú và đến bác sĩ. Vì đầu ngực của mẹ có thể bị nhiễm trùng.
- Có cục u ở vú: Nếu bạn sờ thấy cục u ở vú, hãy đi khám để biết được đây là u lành u ác tính để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng chảy máu khi hút sữa?
Chảy máu khi hút sữa sẽ làm cho mẹ cảm thấy đau đớn, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của sữa làm cho trẻ khó bú hơn. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này thì mẹ bỉm tham khảo các phương pháp dưới đây:
- Giảm lực hút: Nếu mẹ đang sử dụng máy hút sữa, hãy giảm lực hút hoặc chuyển sang chế độ hút nhẹ nhàng hơn. Điều này giúp hạn chế làm cho đầu ngực của mẹ tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Điều trị vết nứt của ngực: Nếu đầu ngực của mẹ bị nứt thì mẹ nên tạm ngưng cho bé bú và cần bôi thuốc điều trị cho đến khi hết hẳn.
- Massage ngực: Massage nhẹ nhàng xung quanh vùng vú bị chảy máu có thể giúp giảm đau và thông tắc tia sữa. Từ đó việc hút sữa sẽ nhẹ nhàng và dễ chịu hơn.
- Cho con bú trực tiếp: Nếu có thể, hãy cho bé bú trực tiếp để kích thích sữa về và giảm áp lực trong vú. Tuy nhiên hãy đảm bảo rằng mẹ cho con bú đúng cách nếu không đầu ngực của mẹ có thể bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh núm vú và máy hút sữa thật sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Nếu mẹ bị nhiễm trùng đầu ngực thì tình trạng chảy máu khi hút sữa sẽ ngày càng nhiều hơn. Ngoài ra điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.
- Thay đổi tư thế hút sữa: Thay đổi tư thế hút sữa có thể giúp giảm áp lực lên vùng vú bị tổn thương, đồng thời sẽ khiến cho mẹ cảm thấy thoải mái hơn hút sữa hay cho con bú.
- Khám bác sĩ: Nếu tình trạng chảy máu vẫn không thể cải thiện hoặc đi kèm với các triệu chứng khác thì mẹ hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Qua bài viết trên, BON Spa mong rằng đã cung cấp cho các mẹ thêm nhiều thông tin bổ ích về tình trạng chảy máu khi hút sữa. Chúng thường không nguy hiểm, tuy nhiên các không nên chủ quan. Khi tình trạng này xảy ra thì cần theo dõi tình hình và đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Trẻ sơ sinh là giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời mỗi con người, ...
Th8
Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc bé sau sinh tại nhà
Chăm sóc bé sau sinh tại nhà là một trong những nhiệm vụ đầy thách ...
Th8
Dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong hành trình làm mẹ, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là một trong ...
Th8
Chăm bé 6 tháng đầu: hành trình khám phá và phát triển
Chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi là một trong những ...
Th8
Cách thư giãn khi mang thai tốt cho mẹ và thai nhi
Trong suốt giai đoạn mang thai, cơ thể của người phụ nữ trải qua rất ...
Th8
Cách giảm buồn nôn hiệu quả khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi lớn về ...
Th8