Việc ghi nhớ và đi theo lịch khám thai định kỳ của bác sĩ là vô cùng quan trọng, điều này sẽ giúp cho các mẹ bầu theo dõi được tình trạng của thai nhi. Hãy cùng BON Spa tham khảo qua những cột mốc khám thai định kỳ mẹ bầu nhất định phải đi nhé!
Tầm quan trọng của việc tuân thủ theo mốc khám thai định kỳ của bác sĩ
Sức khỏe của người mẹ trong suốt thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng phát triển của thai nhi vì thế mẹ cần quan tâm chăm sóc bản thân nhiều hơn để đảm bảo cho phát triển toàn diện của thai nhi.
Khám thai định kỳ sẽ giúp cho mẹ biết rõ hơn về các giai đoạn phát triển của thai nhi, đồng thời có thêm nhiều kiến thức, thông tin để phòng tránh các bệnh cũng như bác sĩ có thể can thiệp kịp thời nếu phát hiện thai nhi dị thường hay tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp cho mẹ.
Vì thế, bác sĩ luôn khuyến khích các mẹ bầu đi khám thai định kỳ đầy đủ.
Những điều lưu ý khi đi khám thai định kỳ
Để việc khám thai được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, các mẹ bầu nên:
- Chọn lựa những trang phục đơn giản, thoải mái đồng thời mang giày bệt sẽ giúp bạn di chuyển nhẹ nhàng, an toàn và không cảm thấy quá khó khăn trong việc thăm khám.
- Bạn nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi đến phòng khám đặc biệt là vùng kín giúp bạn tránh khỏi những tình huống không mong muốn.
- Chuẩn bị hồ sơ khám thai đầy đủ trước khi đến phòng khám để bác sĩ dễ dàng theo dõi tình trạng của mẹ bầu.
- Bác sĩ sẽ khuyến khích bạn uống nhiều nước trước khi siêu âm để quan sát em bé kĩ hơn. Bạn cũng không nên sử dụng thuốc kích thích và nhịn ăn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Các mốc khám thai định kỳ nhất định phải nhớ
Thông qua các lần khám thai, bác sĩ sẽ dễ dàng theo dõi tình trạng của thai nhi đồng đưa ra những lời khuyên, tư vấn giúp mẹ có thể chăm sóc thai nhi một cách tốt nhất. Vì thế các mẹ bầu hãy chủ động đi khám thai đúng lịch hẹn.
Ba tháng đầu của thai kỳ
Trong lần khám thai đầu tiên này bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm đánh giá các chỉ số, đây là thời gian quan trọng để bác sĩ xác định tình trạng của bạn, bạn mang một thai hay đa thai, ngày dự sinh trong tương lai,..
- Kiểm tra chỉ số BMI để xem bạn có thừa cân hay béo phì không để giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng tránh gặp những biến chứng trong quá trình mang thai.
- Đo huyết áp, tim phổi để đánh giá sức khỏe, tư vấn cho mẹ bầu những biện pháp chăm sóc sức khỏe và quyết định lần khám thai tiếp theo.
- Đặc biệt khoảng thời gian từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 là cột mốc khám thai định kỳ vô cùng cần thiết mà các mẹ bầu phải đi đúng lịch. Bác sĩ tiến hành sẽ đo độ mờ da gáy của thai nhi và cho mẹ bầu làm xét nghiệm double test nhằm tìm ra các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, Trisomy 13 và Trisomy 18. Qua khoảng thời gian này thì các dị tật sẽ khó phát hiện hơn và sẽ có trở ngại trong việc can thiệp y khoa.
Ba tháng giữa của thai kỳ
Trong khoảng thời gian này bác sĩ vẫn sẽ tiếp tục kiểm tra cân nặng, huyết áp của mẹ bầu và kiểm tra cơ quan tim, phổi, dạ dày,… của thai nhi.
Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá các kết quả siêu âm để phát hiện ra sự bất thường về hình thái của thai nhi như hở hàm ếch, sứt môi,… và kịp thời tìm cách điều trị.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng kiểm tra lượng nước ối, vị trí thai nhi, nhau thai,…
Đồng thời cũng cho thai phụ tiêm các vacxin cần thiết.
Ba tháng cuối của thai kỳ
Ba tháng cuối cùng chính là mốc khám thai định kỳ quan trọng nhất, bạn nên đi khám thai thường xuyên hơn, đặc biệt ở tuần từ 36 đến tuần 40 mẹ bầu nên đi khám mỗi tuần một lần để bác sĩ theo dõi sát sao nhằm đảm bảo thai nhi đang phát triển tốt ở giai đoạn cuối cùng của thai kỳ.
Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng quay đầu của thai nhi, kiểm tra lượng nước ối,… kết hợp với kết quả siêu âm của mẹ để tư vấn cho bạn nên sinh tự nhiên hay phải có sự can thiệp của bác sĩ, đồng thời cũng hướng dẫn cho mẹ bầu nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ để gia đình chuẩn bị thật tốt cho việc chào đón thành viên mới.
Những mẹ bầu nào cần phải tăng cột mốc khám thai định kỳ
Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra các cột mốc khám thai định kỳ khác nhau. Nhằm tránh các rủi ro xảy ra trong thai kỳ các mẹ bầu trong trường hợp sau có thể phải tăng số lần khám thai theo yêu cầu của bác sĩ:
- Mẹ bầu trên 35 tuổi: Khi bước sang độ tuổi này mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng bệnh tật trong quá trình mang thai do chất lượng trứng giảm.
- Mẹ bầu có tiền sử bệnh tim, tiểu đường hay cao huyết áp.
- Những mẹ có dấu hiệu sinh non cần thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi kỹ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Việc tuân thủ theo các cột mốc khám thai định kỳ mà bác sĩ đưa ra sẽ giúp bạn theo dõi được sự phát triển của thai nhi cũng như quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mẹ bầu. BON Spa hi vọng bạn sẽ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Bài viết liên quan
5 điều MẸ BẦU phải tránh để có thai kỳ khỏe mạnh
Mang thai là một hành trình tuyệt vời, nhưng để mẹ bầu và bé yêu ...
Th10
Bé bị suy dinh dưỡng và những điều ba mẹ cần biết
Suy dinh dưỡng là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến sự ...
Th10
Tiểu đường ở trẻ em: Vấn đề mà ba mẹ cần quan tâm
Tiểu đường ở trẻ em là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có ...
Th10
Dây rốn quấn cổ thai nhi có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Dây rốn quấn cổ thai nhi là một hiện tượng khá phổ biến trong quá ...
Th10
Bệnh truyền nhiễm khi mang thai và những điều mẹ cần quan tâm
Khi mang thai hệ miễn dịch trong cơ thể mẹ sẽ nhạy cảm, dễ mắc ...
Th10
Phòng tránh tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ cần biết
Trong quá trình mang thai mẹ có thể phải đối mặt với nhiều bệnh lý ...
Th10