Cân nặng luôn là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm trong suốt quá trình mang thai. Mẹ luôn băn khoăn không biết phải ăn theo chế độ dinh dưỡng như thế nào để bé hấp thu dinh dưỡng tốt nhất mà mẹ không bị tăng cân quá nhiều. Hôm nay, BON Spa sẽ cùng các mẹ tìm đáp án cho câu hỏi “ăn gì để vào con không vào mẹ” nhé!
Mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý?
Mỗi một mẹ bầu sẽ có thể trạng khác nhau nên việc tăng bao nhiêu cân sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối,…. Tuy nhiên, nếu mẹ có sức khỏe bình thường thì trung bình mẹ sẽ tăng từ 10-15kg trong thai kỳ. Mẹ có thể tham khảo số kg nên tăng qua các giai đoạn của thai kỳ như sau:
- 3 tháng đầu của thai kỳ: Mẹ nên tăng từ 1-2kg.
- 3 tháng giữa tiếp tục tăng từ 4 – 5 kg.
- 3 tháng cuối cùng khi mang thai mẹ tăng 5 – 6 kg.
Đối với những trường hợp đặc biệt như mẹ mang song thai thì tăng khoảng từ 16-20kg, mẹ bị nhẹ cân thì tăng 12,7 – 18,3 kg và mẹ bị thừa cân trước khi mang thai thì tăng 7-11,3kg trong suốt 9 tháng thai nghén.
Việc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ mang đến nhiều bất lợi về sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Cụ thể là:
- Trường hợp mẹ tăng cân quá ít thì tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung không hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng làm thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí là có thể bị sinh non, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Thai phụ có nguy cơ cao bị tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, sinh non, khó sinh, mẹ khó lấy lại vóc dáng ban đầu,… nếu như mẹ tăng cân quá nhiều.
Tìm đáp ăn cho câu hỏi: Ăn gì để vào con không vào mẹ?
Mỗi giai đoạn của thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ có một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy mẹ cần lựa chọn thực phẩm hợp lý để thai nhi có thể hấp thu và phát triển mà bản thân mẹ lại không bị tăng cân quá mức. Dưới đây sẽ là một số gợi ý giúp mẹ giải đáp thắc mắc ăn gì để vào con không vào mẹ:
Thêm các loại tinh bột tốt vào danh sách thực phẩm nên ăn
Bên cạnh cơm trắng truyền thống chúng ta còn có một số thực phẩm cung cấp nguồn tinh bột lành mạnh như cơm gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen, ngũ cốc,… Những loại thực phẩm này cung cấp cho mẹ lượng tinh bột hỗ trợ cho các hoạt động của cơ thể mà không làm mẹ tăng cân quá nhiều.
Bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm vào mỗi bữa ăn
Chất đạm hay còn gọi là protein là một chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ có thể ăn các loại thịt nạc như thịt bò, thịt heo, thịt gà,…vào khẩu phần các bữa ăn. Ngoài protein, các loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất sắt giúp mẹ khỏe mạnh.
Bên cạnh các loại thịt thì cá và hải sản cũng là một nguồn cung cấp protein dồi dào. Đồng thời chúng còn cung cấp thêm canxi giúp cho xương của bé phát triển. Mẹ có thể chọn các loại cá đồng như cá chép, cá rô phi hay cá hồi, tôm, mực,cua,… Mẹ nên nấu chín cẩn thận các loại hải sản tránh ăn sống có thể gây đau bụng.
Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể trong các bữa ăn hằng ngày
Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn không biết ăn gì để vào con không vào mẹ thì các loại rau xanh và trái cây tươi là một ý kiến hay. Các loại rau màu xanh đậm như rau muống, cải bó xôi, súp lơ xanh, họ hàng nhà đậu,… có chứa nhiều Axit folic rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi và giúp phòng ngừa các dị tật bẩm sinh.
Các loại trái cây tươi cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, giúp kiểm soát tình trạng thèm ăn, tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ nên chọn những loại trái cây ít ngọt như cam, bưởi, quýt, ổi, bơ, kiwi, đu đủ, các loại quả mọng,… hay ăn một lượng vừa phải các loại trái cây ngọt như mít, sầu riêng, dưa hấu,… để tránh mắc phải tình trạng tiểu đường thai kỳ.
Mẹ cũng nên bổ sung thêm sữa ít đường, các loại hạt giàu chất dinh dưỡng như macca, hạnh nhân, óc chó,… trong chúng có nhiều chất béo không bão hòa rất rốt cho mẹ và bé.
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm đúng cách, mẹ cũng cần tuân theo một số nguyên tắc để giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng một cách tốt nhất. Chẳng hạn như ưu tiên ăn các món luộc, hấp, hạn chế các món nhiều gia vị, chiên xào, cay nóng… Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, trong lúc ăn thì nên ăn chậm nhai kỹ, không bỏ bữa sáng và bổ sung đầy đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng mẹ đã tìm ra được đáp án cho câu hỏi “ăn gì để vào con không vào mẹ”. Đồng thời hiểu rõ được các nguyên tắc khi lựa chọn thức ăn cũng như thay đổi một số thói quen ăn uống giúp mẹ và bé khỏe mạnh hơn. BON Spa chúc mẹ có một thai kỳ thật vui vẻ và khỏe mạnh nhé!
Bài viết liên quan
Những phương pháp chống rạn da cho bà bầu
Chống rạn da cho bà bầu là một trong những vấn đề mà nhiều mẹ ...
Th12
Nguy cơ gây tai nạn cho trẻ – Cha mẹ cần biết để bảo vệ con cái
Trong thế giới hiện đại ngày nay, nguy cơ gây tai nạn cho trẻ không ...
Th12
Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ – Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ
Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ là một chủ đề đã được nghiên ...
Th12
Khám phá phương pháp chăm sóc da kề da
Chăm sóc da kề da là một phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh rất ...
Th12
Giảm rụng tóc sau sinh – Giải pháp tự nhiên cho mái tóc khỏe mạnh
Giảm rụng tóc sau sinh là một vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ ...
Th12
Độ tuổi nhanh lão hóa – Bí quyết giữ gìn vẻ đẹp và sức khỏe theo thời gian
Độ tuổi nhanh lão hóa là một trong những biến đổi tự nhiên mà bất ...
Th12