Trẻ khóc vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Cách Khắc Phục Tình Trạng Trẻ Khóc Vào Ban đêm

Trẻ khóc vào ban đêm là một tình trạng thường gặp làm cho ba mẹ lo lắng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé. Hôm nay ba mẹ hãy cùng với BON Spa tìm hiểu một số biện pháp khắc phục tình trạng quấy khóc vào ban đêm của trẻ để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

Những lý do làm cho trẻ khóc vào ban đêm

Trong giai đoạn từ lúc mới sinh cho đến 8 tuần tuổi, trẻ sơ sinh thường khóc vào ban đêm. Tuy nhiên vào giai đoạn này tình trạng này không được xem là dấu hiệu bất thường, điều này cho thấy trẻ đang trong quá trình làm quen với môi trường sống ngoài bụng mẹ.

Những Lý Do Làm Cho Trẻ Khóc Vào Ban đêm
Những lý do làm cho trẻ khóc vào ban đêm

Nhưng từ 4 tháng tuổi trở đi, nếu trẻ vẫn có tình trạng quấy khóc nhiều vào ban đêm kèm theo các biểu hiện như giật mình, hoảng sợ,… thì ba mẹ cần lưu ý nhiều hơn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như:

Nhu cầu sinh lý của trẻ

Trẻ bị đói bụng: Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ và cần được ăn thường xuyên, kể cả vào ban đêm. Nếu bé khóc 2-3 tiếng sau khi bú, có thể bé đang bị đói và cần được ba mẹ cho bú.

Tã của bé bị ướt hoặc bẩn: Tã ướt hoặc bẩn có thể khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy dẫn đến tình trạng trẻ khóc vào ban đêm.

Nhiệt độ phòng chưa thích hợp: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, bé sẽ rất khó chịu và cảm thấy không thoải mái. Vì thế ba mẹ cần căn chỉnh nhiệt độ phù hợp để giúp bé ngủ ngon hơn.

Mọc răng: Trong quá trình mọc răng, trẻ có thể cảm thấy đau nướu và khó chịu. Cơn đau này sẽ làm cho cáu kỉnh và thường xuyên khóc đêm.

Môi trường xung quanh

Tiếng ồn trong phòng ngủ: Trẻ sơ sinh dễ bị giật mình bởi tiếng ồn, đặc biệt là vào ban đêm khi yên tĩnh.

Chỗ ngủ không thoải mái: Ánh sáng quá sáng, nệm quá cứng hoặc quá mềm, hoặc giường cũi không thoải mái có thể khiến trẻ khóc vào ban đêm.

Tình trạng trẻ khóc vào ban đêm kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Khóc đêm là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ và không phải lúc nào cũng có hại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, nó có thể gây ra một số tác hại như:

Tình Trạng Trẻ Khóc Vào Ban đêm Kéo Dài Sẽ Dẫn đến Những Hậu Quả Gì
Tình trạng trẻ khóc vào ban đêm kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả gì

Đối với sức khỏe của trẻ nhỏ

Mệt mỏi, cáu kỉnh: Khi ngủ không đủ giấc, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh và khó tập trung.

Chậm phát triển: Ngủ đủ giấc rất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Nếu trẻ khóc vào ban đêm thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng ngủ không đủ giấc, bé có thể chậm phát triển và giảm khả năng học tập.

Yếu hệ miễn dịch: Thiếu ngủ có thể làm hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, khiến bé dễ mắc các bệnh vặt nhiều hơn.

Tăng nguy cơ béo phì: Một số nghiên cứu cho thấy trẻ ngủ không đủ giấc có nguy cơ béo phì cao hơn những bạn ngủ đầy đủ.

Đối với sức khỏe của cha mẹ

Ba mẹ cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ: Trẻ quấy khóc vào ban đêm sẽ khiến ba mẹ phải thức đêm để dỗ dành, buổi sáng lại phải đi làm, Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho ba mẹ bị mất ngủ, dễ cảm thấy cáu kỉnh, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngoài ra mất ngủ kéo dài cũng có thể khiến cho mẹ bị stress dễ dẫn đến tình trạng stress, thậm chí là trầm cảm sau sinh.

Cách khắc phục tình trạng trẻ khóc vào ban đêm

Quấy khóc vào ban đêm sẽ khiến trẻ ngủ không đủ giấc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Vì thế để khắc phục tình trạng này, ba mẹ có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây:

Cách Khắc Phục Tình Trạng Trẻ Khóc Vào Ban đêm
Cách khắc phục tình trạng trẻ khóc vào ban đêm
  • Cho bé bú no trước khi ngủ: Để tránh tình trạng bé tỉnh giấc vào giữa đêm, ba mẹ nên cho bé bú no bụng trước khi ngủ.
  • Đảm bảo tã của trẻ khô thoáng: Tã khô và sạch sẽ khiến bé dễ chịu và ngủ ngon giấc hơn.
  • Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp: Ba mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ ở mức độ thích hợp, không quá nóng hay quá lạnh để trẻ ngủ ngon hơn.
  • Môi trường ngủ thoải mái: Giấc ngủ của bé sẽ ổn định hơn trong môi trường có ánh sáng dịu nhẹ, không có tiếng ồn hoặc ab mẹ sử dụng tiếng ồn trắng cho bé dễ ngủ hơn.
  • Vỗ về và an ủi trẻ vào giấc ngủ: Cách đơn giản và hiệu quả để hạn chế tình trạng trẻ khóc vào ban đêm là ba mẹ vỗ lưng và ru ngủ cho trẻ. Đôi khi ba mẹ có thể đọc truyện cho bé nghe trước khi ngủ giúp bé thư giãn và dễ ngủ hơn.

Trẻ sơ sinh cần một thời gian để làm quen với môi trường sống ngoài bụng mẹ vì thế ba mẹ cần kiên nhẫn và bình tĩnh để khắc phục tình trạng trẻ khóc vào ban đêm. Hy vọng những thông tin mà BON Spa mang lại qua bài viết trên sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

twenty one − = seventeen