Trẻ bị nhiễm giun sán: Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Khi Trẻ Bị Nhiễm Giun Sán

Nhiều ba mẹ vẫn nghĩ trẻ bị nhiễm giun sán là một căn bệnh đơn giản thường gặp. Tuy nhiên nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng khôn lường nếu như không được can thiệp kịp thời. Hôm nay các bạn hãy cùng BON Spa tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và những biện pháp phòng tránh nhiễm giun sán ở trẻ nhỏ nhé!

Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị nhiễm giun sán

Giun là một loại ký sinh trùng, thường sống trong đường ruột của con người và mỗi ngày chúng sinh sản ra rất nhiều trứng. Trứng của giun theo phân của con người ra ngoài phát triển rồi lại lại quay trở lại nhiễm bệnh. Bệnh thường được lây nhiễm qua các đường sau:

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Khi Trẻ Bị Nhiễm Giun Sán
Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị nhiễm giun sán
  • Đường ăn uống: Đây là con đường dễ lây nhiễm giun sán nhất. Nếu trẻ ăn phải thức ăn chưa được chín kỹ, đặc biệt là các món nem chua, tiết canh,… hay các loại rau sống chưa được rửa kỹ.
  • Vệ sinh cá nhân kém: Trẻ không có thói quen rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Sau đó trẻ lại cầm nắm cho thức ăn vào miệng và sẽ bị lây nhiễm bệnh.
  • Môi trường sống ô nhiễm: Nếu trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, có nhiều ruồi muỗi, giun sán thì nguy cơ trẻ bị nhiễm giun sán sẽ cao hơn bình thường.
  • Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như trẻ bị lây giun sán từ thú cưng hay hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm thì khả năng bị lây nhiễm gin sán cũng cao hơn.

Để biết được khi nào trẻ nhiễm giun sán, ba mẹ hãy để ý những dấu hiệu này ở trẻ:

Rối loạn tiêu hóa:

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ bị nhiễm giun sán, thường xuất hiện ở vùng rốn hoặc quanh rốn, đau âm ỉ hoặc dữ dội, có thể kèm theo nôn ói.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón: Giun sán có thể gây kích ứng niêm mạc ruột, dẫn đến bé bị tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Đi ngoài ra máu: Do giun sán ký sinh ở ruột, làm tổn thương niêm mạc ruột dẫn đến tình trạng này.

Giảm cảm giác thèm ăn, sụt cân và mệt mỏi: Trẻ có hiện tượng chán ăn, ăn không ngon miệng hay biếng ăn kéo dài điều này dẫn đến việc bé bị sụt cân.. Bên cạnh đó do giun bám vào ruột để hút máu nên trẻ cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, uể oải.

Ngứa hậu môn: Trẻ sẽ gặp tình trạng này nhiều vào ban đêm, khi giun kim bò ra ngoài để đẻ trứng. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục sẽ khiến cho bé ngủ không ngon, thậm chí là mất ngủ.

Khi trẻ có những biểu hiện như sốt cao, co giật, nôn ra máu hay đau bụng dữ dội thì ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ quan y tế để kịp thời khám chữa bệnh.

Khi trẻ bị nhiễm giun sán kéo dài thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Nếu như trẻ bị nhiễm giun sán trong một thời gian dài sẽ khiến cho sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

Khi Trẻ Bị Nhiễm Giun Sán Kéo Dài Thì Sẽ Dẫn đến Những Hậu Quả Gì
Khi trẻ bị nhiễm giun sán kéo dài thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
  • Trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng: Giun sán hút chất dinh dưỡng từ cơ thể trẻ, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển hơn so với các bạn đồng trang lứa.
  • Thiếu máu: Một số loại giun sán có thể ký sinh ở ruột non và hút máu của trẻ, dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu máu.
  • Tắc ruột: Giun sán có thể gây tắc ruột, đây là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
  • Viêm gan, mật: Giun sán có thể di chuyển đến gan, mật và gây ra bệnh viêm gan, viêm mật.
  • Giảm khả năng nhận thức: Nhiễm giun sán có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và học tập của trẻ.

Một số biện biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng trẻ bị nhiễm giun sán

Để phòng ngừa trẻ bị nhiễm giun sán, ba mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:

Một Số Biện Biện Pháp Giúp Phòng Ngừa Tình Trạng Trẻ Bị Nhiễm Giun Sán
Một số biện biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng trẻ bị nhiễm giun sán
  • Vệ sinh cá nhân: Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Dạy bé không được ngậm tay hay đưa tay bẩn vào miệng.
  • Vệ sinh môi trường: Giữ gìn nhà cửa, khu vực xung quanh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Tránh để nước tù đọng xung quanh nhà tạo điều kiện cho giun, sán phát triển.
  • Ăn uống hợp vệ sinh: Nên cho trẻ ăn các thực phẩm đã được nấu chín kỹ, hạn chế ăn đồ sống, tai hay thực phẩm không hợp vệ sinh.
  • Tẩy giun định kỳ: Thông thường ba mẹ nên cho bé xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng/ lần, sẽ giúp hạn chế được tình trạng trẻ mắc bệnh.
  • Nuôi thú cưng đúng cách: Trước khi cho trẻ chơi với thú cưng, ba mẹ nên cho thú cưng đi khám bác sĩ định kỳ và tẩy giun theo hướng dẫn.

Khi có các triệu chứng nghi ngờ trẻ bị nhiễm giun sán, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. BON Spa hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin bổ ích cho ba mẹ trong quá trình nuôi con nhỏ của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

78 + = eighty six