Trong suốt quá trình mang thai, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng là việc vô cùng quan trọng, đặc biệt là I-ốt. Hãy cùng BON Spa tìm hiểu những tác hại nếu thiếu I-ốt trong khi mang thai nhé!
I-ốt là gì và có vai trò như thế nào trong quá trình mang thai
Mọi người đều biết I-ốt rất cần thiết cho cơ thể nhưng chưa chắc ai cũng hiểu rõ I-ốt là gì và nếu thiếu I-ốt trong khi mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với mẹ và sự phát triển của thai nhi. Chúng ta cần hiểu rõ để bổ sung I-ốt đúng cách nhất.
I-ốt là gì?
I-ốt là nguyên tố vô cơ vi lượng có nhiều trong các thực phẩm từ biển như tôm, cá, mực, rong biển… hay muối I-ốt. Dù cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ để tổng hợp hormon tuyến giáp nhưng không thể thiếu. Vì thế chúng ta cần cung cấp I-ốt đầy đủ cho cơ thể hoạt động tốt nhất.
Vai trò của I-ốt
I-ốt đóng vai trò quan trọng đối với cơ chúng ta nói chung và đối với thai phụ nói riêng. Khi mang thai, nhu cầu về I-ốt của mẹ bầu tăng nhanh, khoảng 50% để đáp ứng nhu cầu của cả hai mẹ con. Thai phụ nên hấp thu I-ốt mỗi ngày nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn cho thai nhi, bởi vì I-ốt cần cho sự tổng hợp các hormon tuyến giáp giúp hoạt động của các bộ phận não, tim, gan thận,… của thai nhi được diễn ra bình thường.
Nếu thiếu I-ốt trong khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất vì thế mẹ bầu có thể đối mặt với các bệnh tiền sản giật, chảy máu nhiều sau khi sinh, hình thành bướu giáp,… nghiêm trọng hơn thậm chí có thể dẫn đến tình trạng sảy thai,sinh non hay thai lưu.
Đối với thai nhi, I-ốt cần được bổ sung từ những ngày đầu của thai kỳ, nếu thiếu nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não, thần kinh, thai bị suy dinh dưỡng,… gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Sau khi chào đời, em bé có thể sẽ chậm phát triển về mặt thể chất cũng như trí tuệ, ảnh hưởng đến năng lực học tập và sáng tạo của trẻ, đồng thời bé cũng dễ mắc các bệnh như bướu giáp hay nặng hơn nhược giáp.
Những dấu hiệu thiếu I-ốt trong khi mang thai
Khi không cung cấp đầy đủ I-ốt cho cơ thể và thai nhi, mẹ bầu thường sẽ gặp những trường hợp sau:
– Bạn có thể sẽ gặp tình trạng rụng tóc kéo dài hay da khô ngứa.
– Cơ thể dễ mệt mỏi, kiệt sức dù bạn vẫn nghỉ ngơi đầy đủ.
– Cơ thể của mẹ bầu dễ nhạy cảm hơn với cái lạnh.
– Cảm thấy khó khăn hơn trong việc học tập và ghi nhớ các kiến thức mới, những vấn đề xung quanh.
– Tứ chi sẽ đau nhức, bủn rủn.
– Cân nặng sẽ thay đổi đột ngột, bạn sẽ tăng cân nếu bạn bị suy giáp và ngược lại, bạn sẽ bị sụt cân khi bị bướu cổ mặc dù ăn uống bình thường.
Đây là những dấu hiệu thường thấy nhưng không phải tất cả mọi người đều có biểu hiện này khi thiếu I-ốt trong khi mang thai. Nếu cơ thể có sự thay đổi bất thường nào bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn.
Những thực phẩm giúp cung cấp I-ốt cho mẹ bầu
Mỗi ngày người lớn cần khoảng 150mcg I-ốt để cung cấp cho cơ thể, trẻ em thì cần ít hơn người lớn khoảng 100mcg/ngày tùy vào độ tuổi của trẻ, phụ nữ mang thai thì cần nhiều hơn người lớn bình thường khoảng 220-250mcg/ngày. Vậy I-ốt thường có trong những thực phẩm nào?
– Thực phẩm có nguồn gốc từ biển như hải sản tôm, cá, mực, cần tránh cá chẽm, cá kiếm,.. rong biển dù những thực phẩm này cũng có nhiều I-ốt nhưng lại không tốt cho thai nhi, mẹ bầu nên hạn chế dùng.
– Thay thế muối ăn thường ngày thành muối I-ốt.
– Uống thêm sữa, ăn đầy đủ trứng, thịt, rau củ mỗi ngày.
Ngoài những việc hấp thu I-ốt từ thực phẩm, mẹ bầu cũng có thể dùng thêm các viên uống giúp bổ sung I-ốt theo lời khuyên của bác sĩ.
Những lưu ý trong việc bổ sung I-ốt cho thai phụ
Thiếu I-ốt trong khi mang thai đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu bổ sung quá nhiều I-ốt cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để biết được cơ thể cần bao nhiêu I-ốt các mẹ bầu nên kiểm tra lượng I-ốt có trong nước tiểu trong các lần khám thai định kỳ để điều chỉnh cho phù hợp.
Theo khoa học, nếu dư quá nhiều I-ốt trong cơ thể mẹ bầu có thể khiến em bé sau khi chào đời sẽ mắc bệnh suy giáp bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa, thần kinh của trẻ sẽ bị suy yếu. Ngoài ra em bé có thể bị bướu cổ do tuyến giáp mở rộng bất thường, ung thư tuyến giáp, cổ họng, miệng và dạ dày nóng rát,… trong những trường hợp đặc biết trẻ có thể bị mạch yếu và hôn mê.
Để xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung đầy đủ các chất, đặc biệt là I-ốt khi mang thai các mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để xin ý kiến bác sĩ tránh tình trạng bị thừa hay thiếu I-ốt.
Qua bài viết trên, BON Spa mong rằng các mẹ bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức, tránh tình trạng thiếu I-ốt khi mang thai. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh, vui vẻ trong thai kỳ để chuẩn bị chào đón thành viên mới trong gia đình.
Bài viết liên quan
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước là một vấn đề quan trọng mà ba ...
Th11
Những phương pháp hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ
Cách đơn giản hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ là một chủ đề ...
Th11
Thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu
Thời kỳ mang thai là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm trong cuộc sống ...
Th10
Trẻ đi tiêm phòng về có được tắm không?
Khi cha mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng, một trong những điều mà họ thường ...
Th10
Trẻ biếng ăn và những giải pháp hiệu quả
Trẻ biếng ăn là một vấn đề thường gặp trong giai đoạn phát triển của ...
Th10
Những lý do và biện pháp hạn chế trẻ ăn đồ ngọt
Hạn chế trẻ ăn đồ ngọt là một vấn đề đang ngày càng được nhiều ...
Th10