Táo bón là một vấn đề khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy táo bón sau sinh là gì, nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Các bạn hãy cùng BON Spa tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Táo bón sau sinh là gì và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở mẹ bỉm sữa
Táo bón là một hiện tượng thường gặp ở mẹ bỉm sữa. Tình trạng này xảy ra khi mẹ đi ‘nặng’ ít hơn 3 lần/tuần, phân cứng, làm mẹ cảm thấy khó khăn khi đi ‘nặng’, gây ra cảm giác đầy bụng, khó chịu.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến cho mẹ gặp phải tình trạng táo bón sau sinh:
- Thay đổi nội tiết: Trong quá trình mang thai các hormone trong cơ thể mẹ sẽ thay đổi và chúng không thể trở lại bình thường ngay sau sinh. Vì thế chúng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhu động ruột dẫn đến tình trạng táo bón sau sinh.
- Chế độ ăn uống: Ăn ít chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này.
- Ít vận động: Sau sinh, nhiều mẹ thường nằm nghỉ nhiều, ít vận động khiến nhu động ruột kém, nhất là đối với các mẹ sinh mổ. Mẹ cần thời gian phục hồi sau cuộc phẫu thuật lớn này.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc giảm đau, thuốc sắt, thuốc gây tê có thể gây táo bón. Nhất là các loại thuốc gây tê ngoài màng cứng được sử dụng trong sinh mổ.
- Áp lực từ tử cung: Tử cung sau khi sinh cần thời gian để co lại về kích thước ban đầu, do đó chúng có thể gây áp lực lên ruột.
Táo bón sau sinh có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ?
Táo bón tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mẹ. Nếu không được điều trị kịp thời, táo bón có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Đau rát hậu môn: Việc rặn mạnh để đi đại tiện khi phân cứng có thể gây rách hậu môn, gây đau rát và khó chịu.
- Bệnh trĩ: Táo bón kéo dài khiến các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn nở, tạo thành búi trĩ, gây đau, ngứa và chảy máu. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của mẹ.
- Nhiễm trùng: Chất thải không thể ra ngoài sẽ ứ đọng lâu ngày trong ruột có thể gây nhiễm trùng đường ruột.
- Mệt mỏi, khó chịu: Táo bón sau sinh khiến mẹ cảm thấy đầy bụng, chướng bụng, mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm trạng và chất lượng giấc ngủ.
- Ảnh hưởng đến việc chăm sóc con: Táo bón khiến mẹ không có đủ sức khỏe để chăm sóc con nhỏ.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh khác: Táo bón kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa khác.
Làm thế nào để phòng ngừa và khắc phục táo bón sau sinh?
Để tránh được tình trạng không mong muốn này, chị em cần lưu ý nhiều đến chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt của bản thân, cụ thể như sau:
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Uống đủ nước: Ít nhất mẹ phải uống 2 lít nước mỗi ngày.
Tăng cường chất xơ: Mẹ cần bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,… những loại thực phẩm có nhiều chất xơ như mận, lê, chuối chín, yến mạch, đậu…vào khẩu phần ăn hằng ngày của mình để phòng tránh bệnh táo bón sau sinh.
Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn hay đồ ăn cay nóng và các loại đồ uống có ga, chất kích thích như trà, café,…
Thường xuyên vận động
Nếu sau sinh mẹ vẫn còn đau thì mẹ có thể chọn những cách vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, các bài tập Kegel. Những bài tập này sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng táo bón sau sinh hiệu quả.
Tập thói quen đi vệ sinh
Mỗi ngày mẹ nên tập đi vệ sinh trong một khoảng thời gian nhất định để ruột tập làm quen và nếu có thể bạn nên ngồi xổm khi đi “nặng” để giúp chất thải dễ dàng ra ngoài hơn.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ
Nếu mẹ vẫn không thể đi “nặng” sau khi thực hiện các biện pháp trên thì mẹ có thể sử dụng thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý uống thuốc mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Táo bón sau sinh là tình trạng thường gặp và hoàn toàn có thể khắc phục. Vì thể qua bài viết trên BON Spa hi vọng, các mẹ đã hiểu rõ các phương pháp phòng ngừa cũng như khắc phục chúng đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.
Bài viết liên quan
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước là một vấn đề quan trọng mà ba ...
Th11
Những phương pháp hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ
Cách đơn giản hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ là một chủ đề ...
Th11
Thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu
Thời kỳ mang thai là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm trong cuộc sống ...
Th10
Trẻ đi tiêm phòng về có được tắm không?
Khi cha mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng, một trong những điều mà họ thường ...
Th10
Trẻ biếng ăn và những giải pháp hiệu quả
Trẻ biếng ăn là một vấn đề thường gặp trong giai đoạn phát triển của ...
Th10
Những lý do và biện pháp hạn chế trẻ ăn đồ ngọt
Hạn chế trẻ ăn đồ ngọt là một vấn đề đang ngày càng được nhiều ...
Th10