Ăn dặm là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của bé. Vậy thời điểm nào thì thích hợp để bé có thể bắt đầu ăn dặm và cần phải lựa chọn thực phẩm như thế nào luôn là câu hỏi mà các bậc phụ huynh quan tâm. Hôm nay, BON Spa sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu về một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm nhé!
Thời điểm nào là lúc thích hợp nhất để cho bé bắt đầu bước ăn dặm?
Chúng ta đều biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong chúng chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vì thế trong 4 – 6 tháng đầu đời của trẻ, các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc bằng sữa công thức. Sau 6 tháng, lượng sữa của mẹ bắt đầu ít đi và loãng dần nên sữa mẹ không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất để nuôi bé nữa, mẹ cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ bằng cách ăn dặm. Thời điểm này là thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm – đây là điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm mà mẹ nên quan tâm.
Mặc dù ăn dặm giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho bé nhưng mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm. Khi bé mới 3-4 tháng, hệ tiêu hóa của bé vẫn rất non nớt, bao tử vẫn chưa thích hợp cho việc tiêu hóa các loại thức ăn khác sữa mẹ. Nếu mẹ cho bé ăn dặm sớm, bé có thể bị tiêu chảy hay táo bón.
Còn nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn thì sao? Nếu trẻ đã qua 9 tháng mà mẹ vẫn chưa cho bé ăn dặm sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu, chậm lớn, thậm chí là mắc các bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch của bé bị yếu kém.
Hiện nay có 4 hình thức cho bé ăn dặm phổ biến nhất:
– Ăn dặm theo kiểu truyền thống: Xay chung các loại thực phẩm và cho bé ăn – Đây là phương pháp đơn giản, được nhiều ba mẹ lựa chọn.
– Ăn dặm theo kiểu Nhật Bản: Các loại thực phẩm được tách riêng với đầy đủ các nhóm tinh bột – vitamin – protein.
– Ăn dặm tự chỉ huy: Bé tự do lựa chọn thứ tự các loại thức ăn mà ba mẹ không cần can thiệp vào.
– Ăn dặm 3 trong 1: Đây là phương pháp ăn dặm kết hợp cả 3 phương pháp trên.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm mà các bậc phụ huynh cần quan tâm
Vào thời gian đầu khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Ba mẹ bối rối không biết phải cho bé ăn như thế nào, bao nhiêu bữa là đủ,… Vậy BON Spa sẽ gợi ý một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm để giải đáp thắc mắc của ba mẹ:
Lựa chọn thực phẩm xanh, sạch và cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm chất
Chúng ta đều biết hệ tiêu hóa của bé vào giai đoạn này vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh vì thế vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề cần quan tâm. Tốt nhất ba mẹ nên mua thực phẩm tươi mới mỗi ngày, nếu không có thời gian để đi chợ hằng ngày ba mẹ chỉ nên trữ thực phẩm khoảng 1-2 ngày tránh tình trạng mất chất dinh dưỡng do để lâu.
Trong khẩu phần ăn của bé luôn cần 4 nhóm chất cơ bản: tinh bột – đạm – vitamin – khoáng chất. Nguồn dinh dưỡng này có thể lấy từ các loại thực phẩm dễ tìm thấy ở chợ như thịt, cá trứng, sữa, rau xanh, trái cây, dầu olive… mẹ có thể lựa chọn tùy theo sở thích.
Tăng từ từ lượng thức ăn dặm theo theo gian
Bé cần có thời gian thích nghi với sự thay đổi từ thực phẩm thuần lỏng sang loại thức ăn đặc hơn nên ba mẹ không nên nôn nóng mà cho bé ăn quá nhiều. Bắt đầu từ 5-10ml đồ ăn dặm cho mỗi bữa rồi tăng dần nếu bé đã quen. Mẹ cũng nên cho bé tập làm quen với loại thức ăn lỏng rồi dần dần đặc hơn: từ bột sang cháo rây, cháo nguyên hạt,… Đây là một điều quan trọng trong những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm mà mẹ nên nắm được.
Quan tâm đến phương pháp chế biến thực phẩm – hạn chế nêm gia vị
Khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ, mẹ cần lưu khi không nên nêm gia vị vào, đặc biệt là thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên cho bé dưới dùng thực phẩm với hương vị nguyên bản của chúng, không nêm bất kỳ loại gia vị nào. Đối với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể nêm một xíu gia vị vào thức ăn để gia tăng hương vị giúp bé dễ ăn hơn.
Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng mẹ đã biết thêm được một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm để mẹ có thể dễ dàng lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với trẻ. Nếu bé có biểu hiện chán ăn thì mẹ nên đưa bé đến các trung tâm y tế uy tín để được thăm khám kịp thời tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.
Bài viết liên quan
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước là một vấn đề quan trọng mà ba ...
Th11
Những phương pháp hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ
Cách đơn giản hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ là một chủ đề ...
Th11
Thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu
Thời kỳ mang thai là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm trong cuộc sống ...
Th10
Trẻ đi tiêm phòng về có được tắm không?
Khi cha mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng, một trong những điều mà họ thường ...
Th10
Trẻ biếng ăn và những giải pháp hiệu quả
Trẻ biếng ăn là một vấn đề thường gặp trong giai đoạn phát triển của ...
Th10
Những lý do và biện pháp hạn chế trẻ ăn đồ ngọt
Hạn chế trẻ ăn đồ ngọt là một vấn đề đang ngày càng được nhiều ...
Th10