Những lời khuyên hữu ích cho phụ nữ mang thai lần đầu

Khám thai định kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo thai kỳ an toàn

Chào đón đứa con yêu đầu tiên luôn là một cột mốc đáng nhớ đối với các cặp vợ chồng. Lúc này mẹ có rất nhiều cảm xúc xen lẫn với nhau, vừa chờ mong vừa hồi hộp lo lắng vì lần đầu mang thai. Hãy để BON Spa cùng chia sẻ nỗi băn khoăn này với bạn qua những kinh nghiệm cho phụ nữ mang thai lần đầu dưới đây!

Trước khi mang thai mẹ cần chuẩn bị những gì để có sức khỏe tốt nhất?

Khi bắt đầu dự định có em bé thì ba mẹ đã bước vào giai đoạn đầu tiên cho việc chuẩn bị mang thai. Vì thế để trẻ có thể phát triển toàn diện trong suốt 9 tháng thai kỳ thì ba mẹ nên cân nhắc thực hiện những điều sau đây:

Trước Khi Mang Thai Mẹ Cần Chuẩn Bị Những Gì để Có Sức Khỏe Tốt Nhất
Trước khi mang thai mẹ cần chuẩn bị những gì để có sức khỏe tốt nhất?

Khám tiền sản để chuẩn bị cho việc mang thai

Muốn thai nhi phát triển khỏe mạnh thì cơ thể mẹ phải khỏe mạnh trước do đó phụ nữ mang thai lần đầu nên thực hiện khám sức khỏe tiền sản.

Mẹ cần kiểm tra màu và nước tiểu để xem bản thân có mắc bệnh di truyền về máu hay bệnh truyền nhiễm hay không.

Đồng thời mẹ cũng cần thực hiện khám tổng quát xem bản thân có bệnh nền như phổi, huyết áp, tim mạch, tiểu đường… để được điều trị trước khi mang thai.

Kiểm tra các tiền sử bệnh lý của cả vợ chồng về môi trường làm việc có thường xuyên tiếp xúc với môi trường hay hóa chất độc hại,… những tác nhân này đều có thể gây dị tật cho thai nhi.

Tiêm phòng các mũi tiêm cần thiết trước khi mang thai

Trong khoảng thời gian mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ sẽ kém đi rất nhiều vì thế các bác sĩ khuyến khích mọi phụ nữ mang thai lần đầu đều nên tiêm phòng tiền sản.

Tiêm phòng các mũi tiêm cần thiết trước khi mang thai
Tiêm phòng các mũi tiêm cần thiết trước khi mang thai

Các mũi tiêm phòng bệnh sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, phế cầu, viêm màng não thì tốt nhất tiêm trước khi mang thai 3 tháng và tuyệt đối không tiêm khi biết mình đang mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Những mũi tiêm như cúm, ho gà, uốn ván, bạch hầu, viêm gan A, B sẽ tiêm ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Riêng mũi viêm gan A, B thì mẹ bầu cần xét nghiệm trước khi tiêm để đảm bảo kết quả tốt nhất.

Phụ nữ mang thai lần đầu cần chú ý những điều gì?

Lần đầu mang thai cơ thể và tâm lý chị em sẽ có nhiều thay đổi khiến mẹ bỡ ngỡ vì tất cả đều mới mẻ, bạn chưa từng trải qua bao giờ. Do đó, để đảm bảo mình có một thai kỳ hạnh phúc và an toàn, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết

Như chúng ta đã biết, những thực phẩm được mẹ nạp vào cơ thể đều ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng phát triển của thai nhi vì thế mẹ cần chọn các loại thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng.

Phụ Nữ Mang Thai Lần đầu Cần Chú ý Những điều Gì
Phụ nữ mang thai lần đầu cần chú ý những điều gì?

Mẹ cần ăn đầy đủ các loại nhóm chất cơ bản như tinh bột, protein, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên chia khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa chính trong ngày, việc làm này sẽ giúp mẹ tránh tình đầy bụng, khó tiêu hay trào ngược dạ dày.

Đồng thời, mẹ cũng cần tránh xa những loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Các loại đồ ăn sống, tái như sashimi, hàu sống, thịt tái,…, những loại sữa chưa tiệt trùng hay các loại đồ ăn chế biến nhiều dầu mỡ, gia vị.

Khám thai định kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo thai kỳ an toàn

Tùy vào cơ địa của mỗi người, bác sĩ sẽ cho bạn lịch hẹn khám thai phù hợp. Tuy nhiên sẽ có một vài cột mốc khám thai quan trọng mà phụ nữ mang thai lần đầu cần lưu ý.

Lần khám thai đầu tiên tốt nhất là khoảng 2 tuần kể từ ngày bạn thấy chậm kỳ nguyệt san. Đây là thời gian quan trọng để xác định bạn có đang mang thai hay không và vị trí của thai nhi. Sau khi bạn thử thai bằng que cho kết quả 2 vạch, bạn nên chọn cơ sở khám thai uy tín để được thăm khám tốt nhất vào khoảng thời gian đầu tiên này.

Khám thai định kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo thai kỳ an toàn
Khám thai định kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo thai kỳ an toàn

Lần thứ 2 sẽ rơi vào tầm khoảng tuần thứ 11-13: Khám thai ở thời điểm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra trẻ có mắc bệnh Down hay không.

Lần khám thai tiếp theo sẽ tầm khoảng tuần 21-24: Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để kiểm tra dị tật ở thai nhi.

Vào tuần thứ 30-32, khi khám thai bác sĩ sẽ kiểm tra nhau thai, dây rốn, nước ối, vị trí thai nhi… để chuẩn bị cho sự chào đời của bé.

Bên cạnh những mốc thời gian khám thai theo lời khuyên của bác sĩ, nếu mẹ gặp các dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra máu, thường xuyên chóng mặt, đau đầu,… thì bạn nên đi gặp bác sĩ ngay để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Tránh xa các loại chất độc hại

Trong thời gian mang thai mẹ cần hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất kể cả hóa chất dùng làm đẹp như thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, khói thuốc lá,….

Nếu làm việc trong môi trường độc hại thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất đặc thù như thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm vải,… thì nên xin thuyên chuyển sang vị trí làm việc khác để tránh gây dị tật cho thai nhi.

Qua bài viết trên, BON Spa hi vọng rằng các bạn phụ nữ mang thai lần đầu đã biết được một số lưu ý quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, chuẩn bị chu đáo chào đón thành viên mới của gia đình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

2 + four =