Những loại rau không nên cho trẻ ăn nhiều mà bố mẹ nên biết

Các loại rau củ tốt cho trẻ

Trong khoảng thời gian ăn dặm của trẻ, mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là rau xanh. Bên cạnh những loại rau cần bổ sung cho trẻ thì cũng có những loại rau không nên cho trẻ ăn nhiều. Hôm nay, BON Spa sẽ cùng các mẹ bỉm tìm hiểu loại rau nào tốt, loại rau nào không tốt cho cơ thể của trẻ.

Vì sao phải bổ sung rau cho trẻ nhỏ?

Rau xanh là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng thích ăn rau, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ăn rau có rất nhiều lợi ích, chẳng hạn như: 

Trong rau có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể có sức đề kháng chống một số bệnh như táo bón, béo phì,… Vì rau giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, nhu động ruột co bóp tốt hơn đồng thời còn ngăn ngừa cholesterol ngăn chặn tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ.

Vì sao phải bổ sung rau cho trẻ nhỏ?
Vì sao phải bổ sung rau cho trẻ nhỏ?

Nếu không có rau xanh, cơ thể sẽ khó mà khỏe mạnh, não bộ không thể phát triển toàn diện đôi khi sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não gây đau đầu.

Bên cạnh đó rau củ cũng cung cấp cho cơ thể một lượng nước rất lớn, bổ sung thêm cho trẻ nếu bé của bạn lười uống nước.

Những loại rau nên và loại rau không nên cho trẻ ăn nhiều

Chúng ta đều biết trong rau củ chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nhưng không phải loại rau củ nào cũng tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi ăn dặm. Sau đây là một số loại rau nên cho bổ sung cho trẻ và các loại rau không nên cho trẻ ăn nhiều.

Các loại rau củ tốt cho trẻ

Trong giai đoạn ăn dặm mẹ nên chọn những rau có màu xanh đậm, những loại củ có màu vàng cam, cụ thể như sau:

Các loại rau củ tốt cho trẻ
Các loại rau củ tốt cho trẻ

Rau ngót, rau chân vịt, cải ngọt, cải thìa, súp lơ xanh,… đây là những loại rau chứa rất nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển của xương, mắt và hệ tiêu hóa của trẻ. Đậu que non cũng là một trong những loại thực phẩm mà mẹ bỉm sữa nên bổ sung cho trẻ trên 8 tháng tuổi. Chúng chứa nhiều canxi giúp trẻ phát triển chiều cao một cách hiệu quả.

Những loại củ màu vàng, cam như bí đỏ, khoai lang, khoai tây, cà rốt chứa nhiều kali, vitamin C, chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa cũng như tim mạch của trẻ phát triển tốt hơn.

Các loại rau củ mẹ nên tránh trong giai đoạn cho trẻ ăn dặm

Những loại rau củ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ mà bố mẹ không nên cho trẻ ăn:

Các loại rau củ mẹ nên tránh trong giai đoạn cho trẻ ăn dặm
Các loại rau củ mẹ nên tránh trong giai đoạn cho trẻ ăn dặm

Củ sắn, củ dền: Đây là 2 loại củ được bác sĩ khuyến cáo không cho trẻ ăn vì trong chúng dễ gây ngộ độc. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thể tự đào thải các chất độc nên rất dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc khi ăn 2 loại củ này. Khi ngộ độc nếu nhẹ có thể dẫn đến khó tiêu, đau bụng nghiêm trọng hơn là hôn mê, co giật.

Rau muống, rau cải: Trong rau muống và rau cải có chứa nhiều nitrat sau khi ăn sẽ chuyển hóa thành nitrit ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển oxy trong máu của trẻ.

Rau mùi, rau cần tây: Các mẹ thường cho rau này vào để tăng thêm mùi vị cho thức ăn nhưng nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, đây là loại rau không nên cho trẻ ăn nhiều.

Một số lưu ý cho mẹ bỉm sữa khi chế biến các loại rau củ cho trẻ

Trong quá trình chế biến cũng như bảo quản rau củ mẹ nên lưu ý một số thao tác để không làm mất chất dinh dưỡng có rau củ đồng thời bé cũng giúp bé ăn ngon miệng hơn:

Nên rửa kỹ rau trước khi chế biến: Các mẹ nên rửa rau thật sạch trước khi bắt đầu cắt thái vì trong rau có nhiều vitamin dễ hòa tan trong nước nên rửa rau sau khi cắt thái sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng.

Một số lưu ý cho mẹ bỉm sữa khi chế biến các loại rau củ cho trẻ
Một số lưu ý cho mẹ bỉm sữa khi chế biến các loại rau củ cho trẻ

Không nên nấu rau trong thời gian dài: Nhiều mẹ có thói quen nấu, luộc rau lâu hơn để cho rau chín mềm nhưng chính thói quen này sẽ làm cho vitamin B, C trong rau mất đi nhanh chóng.

Bảo quản nhiều rau củ tươi hoặc cho trẻ ăn rau để qua đêm trong tủ lạnh: Nhiều loại rau lá rất nhanh hỏng nếu để trong tủ lạnh như mồng tơi, rau ngót,… chúng sẽ không còn nguyên chất dinh dưỡng ban đầu. Nếu rau đã được nấu chín và để qua đêm sẽ không đảm bảo vệ sinh dễ gây đau bụng cho trẻ.

Mặc dù rau có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng cho trẻ ăn nhiều. Chúng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ đặc biệt là hệ tiêu hóa và trí não.

Qua bài viết trên BON Spa hy vọng đã giúp các mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn rau nên và rau không nên cho trẻ ăn nhiều nhằm giúp trẻ có thể hay ăn chóng lớn, hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

fifty eight ÷ twenty nine =