Sau 9 tháng mang thai, trải qua một lần “vượt cạn” đầy vất vả, điều mà bố mẹ mong muốn ở con chính là lớn lên khỏe mạnh. Trong 12 tháng đầu đời của trẻ nhỏ là khoảng thời gian quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Vì thế, hôm nay BON Spa sẽ cùng bố mẹ tìm hiểu những cột mốc phát triển của trẻ trong khoảng thời gian này nhé!
Những cột mốc phát triển của trẻ trong 12 tháng đầu đời
Mỗi đứa trẻ đều có một tốc độ phát triển khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh nuôi dưỡng của gia đình,… nhưng các chuyên gia vẫn đưa ra được những cột mốc mà trẻ sẽ trải qua trong giai đoạn từ 0-12 tháng tuổi.
Từ 0 – 3 tháng tuổi – Những hoạt động cơ bản đầu tiên
Cuối tháng đầu tiên về mặt thể chất bé đã có thể ngẩng đầu một chút nhìn mọi người khi nằm sấp. Bé cũng sẽ có những chuyển động cơ bản như rúc vào lòng mẹ khi bú sữa để tìm tư thế thoải mái dễ chịu. Bên cạnh đó, bé cũng cũng đang tập trung nhìn những vật ở cự ly gần tầm 20-25cm, vì thế khi cho con ti sữa mẹ cũng thử chuyển đầu bé xem bé có nhìn theo bạn không. Bé cũng bắt đầu phát ra những âm thanh “ahhh ahhh” đơn giản.
Sang tháng thứ 2, bé đã bắt đầu nghe được các âm thanh xung quanh, thu hút bởi âm thanh của lục lạc. Bé cũng bắt đầu học cách cười và nở nụ cười đáp lại mọi người xung quanh.
Vào những tuần của tháng thứ 3, bé đã bắt đầu cố gắng nâng đầu cao hơn, hệ xương và cơ của bé đang phát triển. Bé cũng bắt đầu cầm nắm, đưa tay hoặc chân lên miệng, ba mẹ có thể cho bé chơi những đồ chơi cao su hoặc khăn lụa để bé tập cảm nhận.
Từ 4 – 6 tháng tuổi – Bé bắt đầu biết lật
Đến tầm 4 -5 tháng tuổi, bé yêu đã biết cách lật từ nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại. Đồng thời bé cũng có thể ngồi, chạm chân xuống đất hoặc mặt phẳng dưới sự giúp đỡ của bố mẹ, ông bà. Lúc này các giác quan của bé cũng bắt đầu phát triển, bạn sẽ thấy bé có thể tự chơi một mình, nhận biết được những người thân quen trong gia đình. Bé sẽ mỉm cười lại với ba mẹ và phát âm những từ đơn giản.
Tháng thứ 6 chính là thời điểm quan trọng trong cột mốc phát triển của trẻ, bé bắt đầu ăn dặm. Vì hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên bố mẹ có thể chuẩn bị những món súp xay nhuyễn hay bột ăn dặm. Nhiều bé sẽ có phản ứng không thích khi ăn dặm vì cảm giác cộm ở đầu lưỡi do chưa quen. Bên cạnh đó, bé cũng bắt đầu cầm nắm mọi vật xung quanh nhiều hơn, bé có thể nhìn mọi vật trong tầm xa hơn. Bé cũng sẽ ngồi vững hơn trước mặc dù vẫn cần một chút sự giúp đỡ của người lớn.
Từ 7 – 9 tháng tuổi – Bé hoạt động nhiều hơn
Trong khoảng thời gian này, trẻ sẽ phát triển về mặt cảm xúc, nhận thức nhiều hơn. Trẻ đã có thể xác định được phương hướng phát ra âm thanh, tiếng động. Bé cũng sẽ tò mò, nhìn ngắm mọi thứ xung quanh nhiều hơn, bé sẽ làm quen ghi nhớ hình dáng, tên gọi của đồ vật xung quanh mình. Bé có thể mỉm cười khi thấy người thân và khóc khi người lạ đến gần. Khoảng thời gian cuối tháng 7, bé sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên, bắt đầu từ hai răng cửa ở hàm dưới rồi tới răng cửa hàm trên.
Giai đoạn này cũng cần bố mẹ để mắt đến bé nhiều hơn bởi vì bé đã có thể tự lật người, trườn và bò. Lúc này các khớp xương, cơ của bé đã đủ mạnh để nằm sấp và nâng phần ngực lên bằng hai tay. Đây chính là những động tác cơ bản nhất trước khi bé trườn và bò.
Bước sang tháng thứ 8-9, trẻ sẽ phản ứng lại khi bạn gọi tên của bé, vỗ tay và tươi cười. Đồng thời, trẻ cũng bắt đầu bập bẹ được những từ đơn giản như ba, bà,… Bé sẽ bắt đầu bò nhanh hơn, quan sát và bắt chước bố mẹ nhiều hơn trong các hoạt động đơn giản hằng ngày. Vì thế bố mẹ nên dọn dẹp những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho bé ra ngoài tầm tay của trẻ để đảm bảo an toàn. Đây cũng là thời gian chuyển đổi lớn trong các cột mốc phát triển của trẻ.
Từ 10-12 tháng tuổi – Khám phá nhiều hơn
Vào khoảng thời gian này, nhận thức, tầm nhìn, thính giác,.. của bé sẽ phát triển triển toàn diện hơn. Bé bắt đầu tò mò về mọi thứ xung quanh nhiều hơn, biết tìm kiếm những món đồ chơi bị che khuất,… Nhiều bé đã bắt đầu bộc lộ sở thích của mình với màu sắc, đồ ăn dặm thậm chí là với những quyển truyện thiếu nhi mà bố mẹ đọc mỗi tối. Bé sẽ cảm thấy lo lắng, bất an khi rời xa ba mẹ. Bé sẽ phát âm nhiều hơn, bạn sẽ nghe được bé gọi “ba, mẹ” rõ ràng hơn trước.
Bé đã có thể cầm, nắm đồ vật chắc hơn nên bạn có thể tập cho bé tự cầm thìa xúc cơm, sẽ có rơi vãi nhưng bố mẹ hãy kiên nhẫn với con vì bé đang học mọi thứ. Bé cũng cố gắng tự đứng lên và đặt những bước chân đầu tiên với sự giúp đỡ của người lớn và phấn khích không muốn ngồi xuống.
Bố mẹ nên làm gì để hỗ trợ tốt nhất trong từng cột mốc phát triển của trẻ
Trong giai đoạn đầu đời, sự phát triển của bé phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc của bố mẹ, vì thế để trẻ phát triển toàn diện về cả tư duy và thể chất bố mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây:
- Giúp bé phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ qua những lần bố mẹ trả lời những khi bé gọi vì thế bố mẹ nên dành nhiều thời gian nói chuyện với bé.
- Đọc sách cho bé nghe cũng là một phương pháp giúp bé phát triển về tư duy, âm thanh, màu sắc. Vì thế phụ huynh nên chọn những quyển sách có tranh ảnh, màu sắc đa dạng.
- Bố mẹ có thể đưa bé ra ngoài chơi vào thời gian rảnh rỗi, giúp bé nhìn ngắm thế giới xung quanh nhiều hơn. Hoạt động này sẽ kích thích trí tò mò giúp bé trải nghiệm, khám phá những điều mới.
Mỗi đứa trẻ đều có cột mốc phát triển riêng của bản thân, qua bài viết trên, BON Spa hi vọng trên từng cột mốc phát triển của trẻ luôn có sự đồng hành của bố mẹ. Sự tương tác, chăm sóc của bố mẹ sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất.
Bài viết liên quan
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước là một vấn đề quan trọng mà ba ...
Th11
Những phương pháp hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ
Cách đơn giản hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ là một chủ đề ...
Th11
Thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu
Thời kỳ mang thai là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm trong cuộc sống ...
Th10
Trẻ đi tiêm phòng về có được tắm không?
Khi cha mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng, một trong những điều mà họ thường ...
Th10
Trẻ biếng ăn và những giải pháp hiệu quả
Trẻ biếng ăn là một vấn đề thường gặp trong giai đoạn phát triển của ...
Th10
Những lý do và biện pháp hạn chế trẻ ăn đồ ngọt
Hạn chế trẻ ăn đồ ngọt là một vấn đề đang ngày càng được nhiều ...
Th10