Những biến chứng khi mắc bệnh cao huyết áp ở phụ nữ mang thai

Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Cao Huyết áp ở Phụ Nữ Mang Thai

Chúng ta đều biết rằng cao huyết áp là một chứng bệnh hết sức nguy hiểm nếu như chúng ta không phát hiện và can thiệp, nhất là trong thời gian mang thai. Hôm nay, BON Spa sẽ cùng các mẹ tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và những biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp ở phụ nữ mang thai nhé!

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh cao huyết áp ở phụ nữ mang thai

Huyết áp chính là áp lực của dòng máu lên thành động mạch để đưa máu nuôi dưỡng cho cơ thể. Tình trạng tăng huyết áp thai kỳ ảnh hưởng đến khoảng 5-10% mẹ bầu, thường xuất hiện sau 20 tuần mang thai.

Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Cao Huyết áp ở Phụ Nữ Mang Thai
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh cao huyết áp ở phụ nữ mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh này, sau đây sẽ là các nguyên nhân thường gặp nhất:

      Chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý, không khoa học, mẹ ăn quá mặn hoặc thực phẩm có nhiều muối, gia vị.

      Mẹ ít vận động thể chất, nằm ngồi thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

      Do ảnh hưởng từ thời tiết xung quanh, đột ngột nóng hoặc lạnh quá.

      Tuổi tác cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng lớn nếu mẹ mang thai với độ tuổi trên 35 thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

      Mẹ có bệnh tiểu đường mãn tính, béo phì hoặc các bệnh có thể dẫn tới biến chứng khi mang thai.

Vậy thì làm sao để nhận biết được bệnh cao huyết áp ở phụ nữ mang thai thì các chuyên gia y tế đã đưa ra một số triệu chứng mẹ có thể tự nhận ra ở nhà. Chúng thường xuất hiện vào giai đoạn nửa sau của thai kỳ:

Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Cao Huyết áp ở Mẹ Bầu
Các dấu hiệu nhận biết bệnh cao huyết áp ở mẹ bầu

      Tay chân mẹ bị sưng phù.

      Cân nặng của mẹ thay đổi nhanh chóng.

      Khả năng thị giác bị suy giảm, mẹ thấy mờ, nhìn đôi,…

      Xuất hiện dấu hiệu choáng váng, đau đầu, buồn nôn, ói mửa.

      Mẹ đi tiểu quá nhiều hoặc quá ít, khi đi tiểu xuất hiện bọt chứng tỏ trong nước tiểu thiếu hoặc dư protein, điều này giúp chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ hay tiền sản giật.

Tuy nhiên cũng có trường hợp đặc biệt là không có dấu hiệu nào của bệnh này hoặc nhầm lẫn với bệnh khác. Vì thế mẹ cần lưu ý những thay đổi đang diễn ra để kịp thời phát hiện bệnh.

Cao huyết áp ở phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé?

Cao huyết áp sẽ làm gia tăng các áp lực lên các hệ cơ quan, đặc biệt là đối với mẹ bầu, nó khiến tim và thận của mẹ làm việc nhiều hơn, nguy cơ bệnh về tim mạch và thận sẽ tăng cao. Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ thì bệnh cũng tác động rất nhiều tới thai nhi:

Ảnh Hưởng Cao Huyết áp ở Phụ Nữ Mang Thai
Ảnh hưởng cao huyết áp ở phụ nữ mang thai

      Khó cung cấp đủ lượng máu và oxy cho thai nhi: Do nhau thai không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy cho bé, khiến cho nhau thai bị bong ra sớm. Sinh ra sớm khi em bé chưa phát triển đầy đủ sẽ gây ra nhiều hậu quả sau này.

      Tăng tỉ lệ sinh non: Khi sinh non bé phải chịu nhiều bệnh tật về đường hô hấp, vàng da, nguy cơ nhiễm trùng của bé cũng tăng cao.

      Nguy cơ bị tiền sản giật tăng cao: Tiền sản giật là nguyên nhân của rất nhiều biến chứng khác khi sinh con. Nó có thể khiến thận của mẹ bị suy cấp, phù não, rối loạn huyết học,… rất nguy hiểm đối với cơ thể mẹ, trong trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến mạng sống của mẹ.  Còn đối với thai nhi có thể bị chậm phát triển, thậm chí là thai lưu trong tử cung.

      Ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sau sinh của mẹ: Sau sinh sức khỏe của mẹ sẽ yếu hơn lúc trước, nếu mắc thêm bệnh cao huyết áp thai kỳ sẽ làm cho mẹ mệt mỏi hơn, tốc độ phục hồi cũng chậm hơn các mẹ bỉm sữa khác.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở phụ nữ mang thai?

Ông bà ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì thế để hạn chế những sự cố đáng tiếc xảy ra thì các chuyên gia y tế có đưa ra một số biện pháp phòng tránh đơn giản để mẹ có thể thực hiện tại nhà. Mẹ có thể tham khảo các gợi ý sau đây để phòng bệnh hiệu quả:

Làm Thế Nào để Phòng Ngừa Bệnh Cao Huyết áp
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh cao huyết áp

      Cố gắng hạn chế mang thai, sinh con khi đã ngoài 35 tuổi.

      Mẹ nên có kế hoạch kiểm soát cân nặng trước khi quyết định mang thai.

      Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh: ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả,… Tuy nhiên cần kiểm soát lượng thức ăn để tránh tình trạng thừa cân, tiểu đường thai kỳ.

      Nên dành thời gian để tập thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, thiền, đi bộ, hít thở,… để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.

      Hạn chế không sử dụng các chất gây nghiện như rượu, thuốc lá,…

Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng các mẹ đã hiểu rõ hơn về bệnh cao huyết áp ở phụ nữ mang thai và biết được các biện pháp phòng tránh. Mẹ cần quan tâm, chăm sóc đến sức khỏe của mình nhiều hơn để có một thai kỳ an toàn và hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

÷ nine = 1