Quá trình bé thay răng là một quá trình tất yếu trong chu kỳ phát triển và trưởng thành của bé. Tuy nhiên điều bố mẹ mong mỏi nhất sẽ là làm cách nào để cho bé có được hàm răng trắng, đều và đẹp. Việc này không chỉ ảnh hưởng ở phương diện thẩm mỹ, mà nó còn ảnh hưởng khá nhiều đến cơ cấu hoạt động của hàm. Vậy phải làm cách nào để bé có được một hàm răng hoàn thiện nhất?
Bé thay răng trong khoảng thời gian nào?
Sẽ có một giai đoạn nhất định mà cơ thể các bé sẽ thay dần các răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Giai đoạn đầu sẽ diễn ra vào lúc các bé tầm 6-7 tháng, lúc này các bé sẽ bắt đầu mọc răng sữa và bắt đầu mọc hai chiếc răng cửa của hàm dưới. Theo các nghiên cứu cho thấy thông thường quá trình thay răng diễn ra ở bé gái sẽ sớm hơn ở bé trai. Có một số trường hợp các bé sẽ thay răng trễ, từ khoảng 7-8 tháng thì mới bắt đầu mọc răng.
Việc thay răng ảnh hưởng rất nhiều đến cơ chế hoạt động và sự phát triển trong cơ thể của bé. Lúc này bé sẽ học cách vận động cơ hàm nhiều hơn, ảnh hưởng nhiều đến tạo hình của gương mặt. Mọc răng không chỉ hỗ trợ cho quá trình ăn uống, mà mọc răng ở bé còn giúp bé hoàn thiện khả năng nói chuyện.
Quá trình mọc răng này sẽ kéo dài cho đến lúc bé gần 3 tuổi, bởi vì răng sẽ không cùng lúc mọc lên, những chiếc răng sẽ lần lượt nối đuôi nhau xuất hiện trên hàm của bé. Đến khi bé lên 6 tuổi những chiếc răng sữa đã hoàn thiện lại được thay bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Cho đến khi bé tầm 13 tuổi thì gần như hàm răng đã trở nên hoàn thiện hơn, có đầy đủ số lượng răng cần thiết để hỗ trợ cơ hàm hoạt động.
Từ đó bố mẹ có thể thấy được quá trình thay răng của bé sẽ tập trung vào lúc bé khoảng 6 tuổi. Trong giai đoạn này bố mẹ phải có những lưu ý để giúp hàm răng của bé trở nên trắng, đều và đẹp.
Những điều cần lưu ý để giúp bé thay răng đều và đẹp
Giai đoạn chuyển giao từ răng sữa sang răng vĩnh viễn sẽ là giai đoạn cốt lõi để quyết định độ thẩm mỹ của răng. Lúc này bố mẹ phải có những phương pháp chăm sóc răng đúng cách cho bé thì mới có thể giúp bé tạo ra một hàm răng xinh đẹp.
Lưu ý về lịch thay răng của bé
Việc đầu tiên mà bố mẹ cần lưu ý chính là lịch trình thay răng của bé. Bố mẹ cần nắm bắt những giai đoạn chính xác của từng loại răng để có sự chuẩn bị và chăm sóc hợp lý.
- Các bé 6-7 tuổi sẽ thay 2 răng cửa ở giữa hàm dưới trước rồi mới thay 2 răng cửa giữa hàm trên.
- Các bé 7-8 tuổi sẽ thay 2 răng cửa bên hàm trên trước rồi mới thay 2 răng cửa bên hàng dưới.
- Các bé 9-11 tuổi sẽ thay 2 răng hàm trên thứ nhất rồi mới thay 2 răng hàm dưới thứ nhất.
- Các bé 10-12 tuổi sẽ thay 2 răng nanh hàm trên trước, đến 2 răng nanh hàm dưới thứ hai, sau đó lại đến 2 răng nanh hàm trên thứ hai.
Trong giai đoạn bé từ 9-12 tuổi sẽ diễn ra quá trình thay 2 răng nanh của hàm dưới nhưng không chính xác vào giai đoạn nào.
Theo dõi quá trình phát triển của răng
Để giúp bé thay răng trắng, đều và đẹp thì bố mẹ cũng phải theo dõi quá trình phát triển của răng. Bởi vì điều này sẽ giúp bố mẹ biết được tình trạng chính xác ở răng của bé. Nếu răng xuất hiện những vấn đề xấu thì bố mẹ cũng có thể nhanh chóng phát hiện và có hướng giải quyết phù hợp nhất.
Bởi vì trong quá trình mọc răng hoặc thay răng sẽ dễ mắc phải những trường hợp răng không đều, mọc chậm hoặc mọc sai vị trí. Nếu không kịp thời phát hiện thì hàm răng của bé sẽ không được chỉnh sửa lại theo đúng cơ cấu của nó. Việc này là một trong những yếu tố gây nên tình trạng răng hô, răng thưa hoặc bị móm. Vậy nên việc theo dõi quá trình mọc răng và thay răng là vì vô cùng quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý.
Không tự ý nhổ răng
Nhiều bố mẹ vì muốn trẻ thay răng nhanh nên đã tự nhổ răng sớm, ngay cả khi răng chưa có dấu hiệu muốn rụng. Việc nhổ răng không đúng lúc, tự ý sử dụng những phương pháp nhổ răng tại nhà sẽ gây ra tình trạng răng mọc không đều, không thẳng hàng. Ngoài ra khi răng chưa rụng và chưa muốn thay răng nhưng đã bị nhổ đi thì cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển khả năng nhai và nói của bé.
Ngược lại cũng có những trường hợp để răng sữa lung lay quá lâu nhưng lại không chịu nhổ. Trường hợp này sẽ khiến cho các răng vĩnh viễn không có vị trí để mọc, chúng sẽ chen chúc nhau gây ra tình trạng răng mọc lệch thiếu thẩm mỹ. Vậy nên bố mẹ cần theo dõi sát sao quá trình thay răng của bé. Bố mẹ cũng nên đưa bé đến nha sĩ để thăm khám và nhổ răng kịp lúc. Không nên tự ý nhổ răng tại nhà vì hành vi này có thể gây ra tình trạng bị nhiễm trùng chân răng.
Vệ sinh răng miệng đều đặn
Hãy hướng dẫn các bé những cách vệ sinh răng miệng đúng đắn nhất. Tập cho các bé thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày. Phương pháp này cũng là một trong những phương pháp để bé có thể thay răng, đều và đẹp.
Vệ sinh răng miệng sẽ giúp các răng mới của bé trở nên trắng sáng, không bị sâu răng, thiếu sức sống. Nó còn giúp bé làm sạch những mảng thức ăn đang bám trên răng, để ra luôn trong trạng thái khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Do đó bố mẹ hãy hướng dẫn các bé vệ sinh răng miệng mỗi ngày hai lần theo đúng chuẩn Nha Khoa.
Sử dụng dụng cụ vệ sinh phù hợp
Vì răng của bé là răng mới mọc, chưa quá cứng cáp và nướu răng cũng còn yếu nên bố mẹ hãy chọn cho bé những loại dụng cụ đánh răng mềm mại. Những loại bàn chải có lông mềm sẽ giúp bé dễ dàng loại bỏ cặn thức ăn nhưng không gây chảy máu hay gây đau rát vùng chân răng. Ngoài ra bố mẹ cũng cần chú ý thường xuyên thay bàn chải mới cho bé, việc này là nhằm hạn chế những loại vi khuẩn gây hại bám trên lông bàn chải.
Bố mẹ cũng cần nghiên cứu và tìm hiểu về các loại kem đánh răng thích hợp cho bé. Hãy ưu tiên những loại kem có chứa fluor vì hợp chất này sẽ giúp bé bảo vệ xương răng. Không nên để bé sử dụng cùng loại kem đánh răng với người lớn vì lúc này răng bé còn yếu nên chưa chịu được những hoạt chất mạnh, sẽ dẫn đến tình trạng răng bé nhanh hỏng.
Chú ý quá trình ăn uống của bé
Quan tâm vấn đề ăn uống của trẻ cũng là một trong những cách giúp bố mẹ bảo vệ răng cho bé. Bố mẹ không nên cho bé sử dụng những loại thực phẩm quá cứng, cần phải dùng lực để cắn. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của răng, mà còn ảnh hưởng đến độ đều và đẹp của răng.
Muốn cho bé có một hàm răng xinh đẹp thì bố mẹ chỉ nên cho bé sử dụng những loại thức ăn mềm không chứa nhiều axit. Bên cạnh đó bố mẹ cũng có thể cung cấp cho bé những loại thực phẩm có chứa các chất tốt cho răng miệng. Chẳng hạn như sử dụng những loại thực phẩm bổ sung canxi hoặc cho bé ăn những món ăn từ trứng từ sữa cũng sẽ giúp răng phát triển toàn diện hơn.
Hạn chế thói quen có hại cho răng
Các bé nhỏ thường thích sử dụng những loại đồ ăn ngọt như kẹo, nước có ga hoặc những loại nước hoa quả. Và đương nhiên những loại thực phẩm này sẽ gây hại đến răng miệng của bé. Các chất này dễ gây ra cho bé tình trạng sâu răng, dẫn đến đau nhức và răng không phát triển.
Ngoài ra bố mẹ cũng nên ngừng cho bé sử dụng núm vú giả hoặc thói quen mút tay, vì đây cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến quá trình thay răng. Việc dùng tay tác động lên răng hay có những thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến răng sẽ khiến răng bị xô lệch và mọc sai vị trí. Không chỉ vậy khi răng mọc hở còn có thể dẫn đến tình trạng khớp cắn bị hở, xương hàm bị lệch.
Khám răng định kỳ
Răng cũng là một trong những yếu tố sức khỏe trên cơ thể mà bố mẹ cần phải đưa bé đi khám định kỳ. Các bác sĩ sẽ thông qua những lần khám định kỳ để theo dõi và phát hiện kịp thời những tình trạng xấu của răng. Khi có được sự can thiệp đúng lúc thì trang mới có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh nhất. Điều này đồng nghĩa với việc bé sẽ thuận lợi có được một hàm răng trắng, đều và đẹp.
Quá trình bé thay răng luôn phải có sự đồng hành của bố mẹ thì mới giúp bé giải quyết được những tình trạng phát sinh vấn đề. Vậy nên để bé nhà mình có được một hàm răng hoàn hảo nhất thì bố mẹ còn phải lưu ý và thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc răng cần thiết nhất. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bố mẹ tìm được phương pháp hợp lý cho quá trình chăm sóc răng miệng của bé.
Bài viết liên quan
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước là một vấn đề quan trọng mà ba ...
Th11
Những phương pháp hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ
Cách đơn giản hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ là một chủ đề ...
Th11
Thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu
Thời kỳ mang thai là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm trong cuộc sống ...
Th10
Trẻ đi tiêm phòng về có được tắm không?
Khi cha mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng, một trong những điều mà họ thường ...
Th10
Trẻ biếng ăn và những giải pháp hiệu quả
Trẻ biếng ăn là một vấn đề thường gặp trong giai đoạn phát triển của ...
Th10
Những lý do và biện pháp hạn chế trẻ ăn đồ ngọt
Hạn chế trẻ ăn đồ ngọt là một vấn đề đang ngày càng được nhiều ...
Th10