Viêm tai giữa là một dạng bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ em vào những giai đoạn thời tiết chuyển giao mùa. Tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy nên bố mẹ còn trang bị đầy đủ kiến thức về những dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em để có thể nhanh chóng phát triển và kịp thời chữa trị cho bé.
Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tai giữa
Viêm tai giữa cũng có thể gọi là một bệnh lý về nhiễm trùng tai ở bé. Tình trạng này thường xuyên xuất hiện ở những trẻ nhỏ với nhiều nguyên nhân phải điểm khác nhau. Đặc biệt là vào những mùa thời tiết có sự chuyển giao, dẫn cơ thể của bé không kịp thích nghi. Ngoài ra các bé mắc phải tình trạng viêm tai giữa còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:
Hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện
Ở những trẻ nhỏ đặc biệt là những bé sơ sinh đang trong giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi, thì nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé sẽ được cung cấp trực tiếp từ mẹ hoặc sữa pha công thức. Vì vậy giai đoạn này cơ thể của bé chưa thể phát huy hoàn toàn hệ miễn dịch của mình, sức khỏe của bé vẫn còn đang trong giai đoạn dần hoàn thiện. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến bé không thể đề kháng lại những loại virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Vậy nên khi trong cơ thể của bé có mầm bệnh viêm tai giữa thì bé chưa thể đề kháng và hạn chế khả năng phát bệnh.
Những cấu trúc và chức năng của tai chưa được hoàn chỉnh
Với cơ thể của một người đã phát triển toàn diện thì ống thính giác có thể đào thải được chất lỏng và những tạp chất ra khỏi lỗ tai. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì cấu trúc tai và chức năng của ống thính giác chưa thể phát triển hoàn chỉnh. Điều này dẫn đến tình trạng ống tai của bé dễ bị tắc nghẽn và không thể đào thải vi khuẩn ra khỏi tai. Vậy nên bé sẽ dễ mắc phải tình trạng bị viêm tai giữa.
Biến chứng của những bệnh lý về tai mũi họng
Khi các bé đã từng mắc phải những bệnh lý về tai mũi họng thì sẽ càng dễ gặp tình trạng bị viêm tai giữa hơn. Vì tai mũi họng là một hệ thống liên thông với nhau, nên khi bé đã nhiễm bệnh thì virus để dễ dàng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, khiến cho hệ miễn dịch của bé suy giảm và tăng nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt là vào giai đoạn thời tiết thay đổi liên tục thì các bé sẽ dễ nhiễm các bệnh về đường hô hấp hơn, và dễ biến chứng sang viêm tai giữa hơn.
Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em mà bố mẹ cần lưu ý
Để nhanh chóng phát hiện mầm mống của căn bệnh thì bố mẹ nên biết một vài dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em. Những dấu hiệu này để giúp bố mẹ kịp thời phát hiện nguồn bệnh ở bé và có phương pháp giải quyết thích hợp nhất. Khi trong cơ thể của bé có nguy cơ xác bệnh viêm tai giữa thì bé sẽ có những dấu hiệu như:
- Bé thường xuyên dụi tay hoặc kéo vành tai, điều này cho thấy vùng tai của bé đang rất khó chịu và bé đang cần được kiểm tra tai.
- Bé có phản ứng kém có những âm thanh xung quanh, có thể là chậm phản ứng hoặc là không phản ứng.
- Bé đột nhiên phát sốt, dấu hiệu sốt ngày càng tăng dần. sốt cao hơn 39 độ.
- Bé trở nên lười ăn và biếng ăn, thậm chí là bỏ bữa.
- Trẻ thường hay quấy khóc, không chịu ngủ hay bị trằn trọc.
- Bé có tình trạng bị buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu và giảm thính lực.
Khi bố mẹ gặp phải những tình trạng trên ở con em của mình thì bố mẹ có thể kết luận đó là một trong những dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ. Và lúc này bố mẹ cần tìm ra một phương pháp điều trị hợp lý cho bé, giúp bé nhanh chóng hồi phục và khỏe mạnh trở lại.
Cách phòng ngừa và điều trị viêm tai giữa
Để quá trình phát triển của các bé luôn an toàn và hiệu quả nhất thì bố mẹ nên tìm những phương pháp phòng ngừa viêm tai giữa cho bé. Bố mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản nhất, chẳng hạn như:
- Hạn chế những mầm bệnh xung quanh bé bằng cách tránh để bé tiếp xúc với những bạn đang mắc bệnh cảm.
- Luôn bảo đảm cơ thể của bé trong trạng thái ấm áp, giảm tối thiểu khả năng mắc bệnh cảm.
- Bú trực tiếp sữa mẹ cũng là một trong những cách giúp bé tăng cao đề kháng của cơ thể. Với những bé đang dùng sữa bình thì bố mẹ còn lưu ý về tư thế bú sữa của bé, tránh để sữa chảy vào tai của bé.
- Trẻ em luôn còn được bảo vệ trước tác hại của thuốc lá, vậy nên bố mẹ không nên để con em của mình hít phải khói thuốc.
- Tiêm phòng đầy đủ những mũi tiêm ngừa phế cầu, ngừa cảm cúm. Tiêm vắc xin luôn là một phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả mà bố mẹ cần phải sử dụng.
Tuy nhiên bệnh lý sẽ xuất hiện với nhiều nguyên nhân và nhiều trường hợp khác nhau. Nếu như trong quá trình phát triển của bé, bố mẹ phát hiện ra những dấu hiệu viêm tai giữa thì bố mẹ cũng nên lưu ý về những phương pháp điều trị hợp lý. Thông thường trẻ em gặp phải tình trạng viêm tai giữa thì sau khoảng vài hôm sẽ tự đào thải và khỏi bệnh. Những trường hợp này bố mẹ có thể quan sát bằng mắt thường và thấy các dấu hiệu nhiễm bệnh của bé suy giảm dần.
Ngược lại với những trường hợp tình trạng nhiễm bệnh của các bé liên tục chuyển biến xấu hơn thì bố mẹ cần đưa các em đến gặp bác sĩ. Vì lúc này có thể em của mình đã rơi vào trường hợp viêm tai giữa cấp tính. Viêm tai giữa cấp tính sẽ diễn ra với ba giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu là giai đoạn xung huyết, tiếp theo là giai đoạn ứ mủ và cuối cùng là giai đoạn vỡ mủ. Vậy nên bố mẹ cần đưa các bé đến gặp bác sĩ để được bác sĩ kiểm tra tình trạng tay của bé và đưa ra hướng giải quyết phù hợp với giai đoạn bệnh mà bé đang mắc phải.
Với những dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em, hi vọng bố mẹ có thể kịp thời phát hiện bệnh tình của bé, giúp bé nhanh chóng điều trị bệnh. Việc này không chỉ giúp bé có một quá trình phát triển hoàn thiện nhất mà còn giúp cho hệ miễn dịch của bé thêm khỏe mạnh và hạn chế được nhiều căn bệnh khác.
Bài viết liên quan
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước là một vấn đề quan trọng mà ba ...
Th11
Những phương pháp hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ
Cách đơn giản hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ là một chủ đề ...
Th11
Thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu
Thời kỳ mang thai là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm trong cuộc sống ...
Th10
Trẻ đi tiêm phòng về có được tắm không?
Khi cha mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng, một trong những điều mà họ thường ...
Th10
Trẻ biếng ăn và những giải pháp hiệu quả
Trẻ biếng ăn là một vấn đề thường gặp trong giai đoạn phát triển của ...
Th10
Những lý do và biện pháp hạn chế trẻ ăn đồ ngọt
Hạn chế trẻ ăn đồ ngọt là một vấn đề đang ngày càng được nhiều ...
Th10