Sinh non chính là một trong những tình trạng nguy hiểm nhất khi sinh con mà không mẹ nào muốn gặp phải. Vậy thế nào là sinh non và mẹ có thể nhận biết dấu hiệu sinh non như thế nào? Hôm nay, các mẹ hãy cùng BON Spa tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!
Thế nào là sinh non và các mức độ sinh non?
Một thai kỳ khỏe mạnh bình thường sẽ kéo dài từ 37 – 40 tuần mang thai và được chia thành 3 giai đoạn quan trọng: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Nếu trẻ ra đời trong khoảng thời gian từ 22 tuần tuổi đến trước 37 tuần tuổi được xem là sinh non. Vì thế việc theo dõi các dấu hiệu sinh non là điều hết sức quan trọng, nếu mẹ phát hiện và được điều trị kịp thời thì sẽ làm giảm nguy cơ sinh non.
Tùy theo tuổi thai trong bụng mẹ mà sinh non được chia ra thành 4 mức độ sau:
- Cực non: Là em bé sinh ra trước 28 tuần tuổi thai.
- Rất non: Là em bé sinh ra từ 28 – 31 tuần 6 ngày.
- Non trung bình: Là em bé sinh ra từ 32 – 33 tuần 6 ngày.
- Non muộn: Là em bé sinh ra từ 34 – 36 tuần 6 ngày.
Trong các trường hợp sinh non, trẻ được sinh ra trong khoảng thời gian từ 32-37 tuần tuổi thuộc mức độ vừa và nhẹ, trẻ cần có một sự chăm sóc đặc biệt như được giữ ấm, nuôi bằng sữa mẹ và nằm trong lồng ấp tránh nhiễm khuẩn. Những điều này sẽ giúp trẻ nâng cao khả năng sống sót sau sinh.
Những dấu hiệu sinh non có thể xảy ra mà mẹ cần lưu ý
Trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối cùng bất kỳ một dấu hiệu khác thường nào cũng là sự cảnh báo cho một vấn đề nào đó. Dưới đây là một số dấu hiệu sinh non thường gặp mà mẹ cần quan tâm:
- Cơ thể mẹ bị sưng phù ở tay chân, đôi khi sẽ sưng ở mặt.
- Lưng của mẹ đau âm ỉ kéo dài.
- Mắt bị mờ đi, nhìn không rõ hay mắt bị rối loạn, cản trở tầm nhìn.
- Vùng xương chậu bị áp lực, em bé có biểu hiện đẩy người xuống phía dưới.
- Em bé ít cử động, thậm chí là mẹ không cảm nhận được tín hiệu cử động của bé. Đây là dấu hiệu sinh non quan trọng mà mẹ cần cẩn thận theo dõi mỗi ngày.
- Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy.
- Bụng đau quặn lại, có cảm giác tương tự như khi đau bụng kinh.
- Vùng kín xuất hiện dịch hoặc máu ra bất thường.
- Có dấu hiệu vỡ ối, lượng dịch sẽ tiết ra khỏi vùng kín nhỏ giọt hoặc nhiều.
Nếu mẹ thấy có bất kỳ dấu hiệu sinh non nào xảy ra thì nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ can thiệp kịp thời tránh các trường hợp không mong muốn.
Những biến chứng mà trẻ phải chịu khi sinh non
Chúng ta đều biết trẻ em sinh non sẽ phải chịu nhiều vấn đề về sức khỏe vì thế mẹ cần quan sát kỹ khi có dấu hiệu sinh non xuất hiện. Khi trẻ sinh càng non thì sức khỏe càng bị tổn thương nghiêm trọng, sau đây là một số biến chứng thường gặp khi trẻ sinh non:
- Trẻ sinh ra bị nhẹ cân: Trung bình cân nặng của trẻ sinh non sẽ rơi vào khoảng 1,5 – 2,5kg sẽ nhẹ hơn so với trẻ sinh đủ tháng.
- Rối loạn thân nhiệt: Khi trẻ sinh non, lớp mỡ dưới da vẫn chưa được hoàn thiện dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt. Nếu bé không được ủ ấm đúng cách thì nguy cơ tử vong rất cao.
- Rối loạn tiêu hóa: Trẻ dễ bị nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng, bú kém, trào ngược dạ dày-thực quản… và viêm ruột hoại tử chính là một vấn đề nghiêm trọng của rối loạn tiêu hóa. Do đó, thời gian đầu khi vừa được sinh ra ba mẹ cần phải chú ý đến lượng sữa, cách chăm sóc bé,…
- Các bệnh như nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng đường hô hấp,… dễ xảy ra do hệ miễn dịch yếu kém của bé.
- Chức năng phổi chưa được hoàn thiện nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp sau sinh đặc biệt là suy hô hấp sau sinh có thể dẫn đến tử vong.
- Trẻ có khả năng mắc các khiếm khuyết bẩm sinh như mù, điếc, bệnh tim bẩm sinh…
- Trong tương lai: Trẻ có thể bị chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần khiến trẻ khó học tập, tiếp thu những điều mới trong cuộc sống,…
Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng các mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến các dấu hiệu sinh non trong suốt thời gian mang thai. Bên cạnh việc theo dõi tại nhà thì khám thai định kỳ cũng là một cách hữu hiệu để các bác sĩ phát hiện ra dấu hiệu sinh non và can thiệp kịp thời tránh những tình huống không mong muốn xảy ra. BON Spa xin chúc các mẹ có một thai kỳ vui vẻ khỏe mạnh!
Bài viết liên quan
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước là một vấn đề quan trọng mà ba ...
Th11
Những phương pháp hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ
Cách đơn giản hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ là một chủ đề ...
Th11
Thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu
Thời kỳ mang thai là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm trong cuộc sống ...
Th10
Trẻ đi tiêm phòng về có được tắm không?
Khi cha mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng, một trong những điều mà họ thường ...
Th10
Trẻ biếng ăn và những giải pháp hiệu quả
Trẻ biếng ăn là một vấn đề thường gặp trong giai đoạn phát triển của ...
Th10
Những lý do và biện pháp hạn chế trẻ ăn đồ ngọt
Hạn chế trẻ ăn đồ ngọt là một vấn đề đang ngày càng được nhiều ...
Th10