Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em và cách phòng ngừa hiệu quả

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thủy đậu?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em luôn là căn bệnh nguy hiểm mà hầu hết tất cả các bố mẹ đều cảm thấy lo lắng. Vì đây là một căn bệnh về da nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng và khả năng phát triển của các bé. Vậy nên bố mẹ cần phải có những kiến thức cơ bản để nhận biết. phòng ngừa và điều trị bệnh.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh gì?

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ ở trẻ em được biết là một căn bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra. Căn bệnh này thường xuất hiện vào những tháng có thời tiết lạnh lẽo như cuối đông đầu xuân. Các bé mắc bệnh có độ tuổi thường dưới 10 tuổi, phần lớn tập trung ở các bé còn học mầm non.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh gì?
Bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh gì?

Căn bệnh này lây nhiễm trực tiếp qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc. Những bé mắc bệnh sẽ xuất hiện các đốm một nước trên toàn cơ thể, khi va chạm với những bạn khác có thể truyền nhiễm bệnh từ nước bọt hoặc do vỡ mụn nước. Căn bệnh này vốn dĩ chỉ là một căn bệnh truyền nhiễm lành tính, khi được theo dõi và có phương pháp điều trị thích hợp thì bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên vẫn có vài trường hợp do bố mẹ không phát hiện kịp thời để đưa bé đi thăm khám đã gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể của bé, thậm chí có nhiều bé còn gặp nguy hiểm đến tính mạng dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thủy đậu?

Nguyên nhân phát bệnh thủy đậu ở trẻ em phổ biến nhất là do bị lây nhiễm từ bạn học hoặc tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh thủy đậu. Vào những tháng có thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là giai đoạn chuyển giao mùa từ đông sang xuân hoặc từ xuân sang hạ, cơ thể các bé sẽ dễ dàng nhiễm bệnh khi tiếp xúc với virus. Từ đó dẫn đến những dấu hiệu phát bệnh và chuyển biến trực tiếp thành bệnh thủy đậu.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thủy đậu?
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thủy đậu?

Ngoài ra, bệnh thủy đậu còn có thể bị lây truyền khi sử dụng chung đồ vật, vật dụng với người bệnh. Khi người bệnh nổi mụn nước, tiếp xúc với đồ vật có thể lưu lại virus trên đồ vật do vỡ mụn. Các bé không cẩn thận va chạm và cầm nắm phải những đồ vật này sẽ bị lây nhiễm qua đường hô hấp. Vậy nên bố mẹ cũng còn lưu ý và thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân hoặc các vật dụng, đồ chơi của bé.

Những dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu ở trẻ em sẽ phát triển qua nhiều giai đoạn với nhiều mức độ và tình trạng khác nhau. Bố mẹ có thể tham khảo qua những giai đoạn sau đây để nhận biết tình trạng bệnh của bé.

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn đầu của bệnh thủy đậu chính là thời gian ủ bệnh, lúc này gần như cơ thể của bé chưa hề phát ra bất kỳ tín hiệu nào. Giai đoạn này là lúc các con virus đang xâm nhập và lan truyền khắp cơ thể của bé, nó vẫn thích nghi và các hoạt động mạnh mẽ. Thời gian ủ bệnh thường sẽ kéo dài trong khoảng 10 đến 20 ngày tùy vào sức đề kháng của bé.

Giai đoạn phát bệnh

Lúc bắt đầu phát bệnh hay còn gọi là giai đoạn khỏi bệnh thì cơ thể của bé đã bắt đầu chịu những ảnh hưởng từ virus. Lúc này có thể bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, thậm chí là sốt nhẹ. Kèm theo đó, cơ thể của bé sẽ dần lộ ra những nốt chấm đỏ li ti, thông thường còn được gọi là phát ban. Với những bé thiếu sức đề kháng còn có thể gặp tình trạng nặng hơn nhưng nổi hạch sau tai, đau họng khan tiếng.

Những dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em
Những dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát chính là lúc mà các bé có dấu hiệu nhiễm bệnh rõ rệt nhất. Lúc này bé sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, thường quấy khóc, lười ăn hoặc có thể là bỏ ăn, cả người đau nhức và phát sốt nặng. Những nốt đỏ trên cơ thể của bé cũng đã phát triển to hơn, dần hình thành các mụn nước gây ngứa rát và đau đớn cho bé. 

Vì các bé còn nhỏ và cơ thể chưa kịp thích nghi với những tác động ngoại cảnh, vậy nên bố mẹ cần trông chừng và không nên để bé cạo gãy lên vết mụn nước. Những tác động mạnh trực tiếp lên mụn nước sẽ dẫn đến tình trạng mụn nước bị bể, tràn dịch ra ngoài, sau đó cơ thể lại tiếp tục nổi lên thêm nhiều mụn nước li ti khác. Tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và hệ phát triển của bé.

Giai đoạn hồi phục

Sau khoảng từ 7 đến 10 ngày kể từ khi phát bệnh, bố mẹ có cách chăm sóc và điều trị theo đúng tiêu chuẩn của bác sĩ thì các vết mụn nước sẽ dần khô lại và đóng vảy. Trong khoảng thời gian này bố mẹ cũng còn chăm sóc và vệ sinh vết thương hàng ngày, việc làm này không chỉ giúp vết thương mau lành mà còn giúp bé tránh bị nhiễm trùng.

Khi phát hiện các bé có dấu hiệu tương tự với những người sắp phát bệnh thì bố mẹ cần đưa bé đến phòng mạch hoặc bệnh viện ngay. Tránh tình trạng tự ý bôi thuốc hoặc sử dụng những phương pháp trị bệnh thiếu khoa học. Đôi lúc một số phương pháp chữa bệnh nhân gian có thể gây nguy hiểm đến cơ thể của bé.

Cách phòng ngừa và hạn chế nguy cơ phát bệnh

Với thời đại Y khoa phát triển như hiện nay, bố mẹ có thể chọn cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em bằng cách cho các bé tiêm vắc xin. Vắc xin ngừa bệnh thủy đậu có thể tiêm cho các bé từ 12 tháng tuổi trở đi. Việc tiêm ngừa vắc xin sẽ giúp cơ thể của bé hạn chế được nguy cơ nhiễm bệnh và phát bệnh.

Cách phòng ngừa và hạn chế nguy cơ phát bệnh
Cách phòng ngừa và hạn chế nguy cơ phát bệnh

Để hạn chế khả năng nhiễm bệnh thì bố mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh dụng cụ sinh hoạt và đồ chơi của bé. Bố mẹ có thể nhờ giáo viên tại trường cho bé sử dụng riêng những vật dụng cá nhân mà gia đình mang đến. Ngoài ra khi phát hiện bé bị nhiễm bệnh thì bố mẹ cũng nên cho bé nghỉ học đến khi hết bệnh hoàn toàn.

Tuy bệnh thủy đậu ở trẻ em là một căn bệnh khá phổ biến và không quá nguy hiểm nhưng bố mẹ cũng cần lưu ý để có phương pháp can thiệp kịp thời. Ngoài ra tiêm vắc xin ngừa bệnh còn giúp trẻ đã mắc bệnh hạn chế tái nhiễm bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

× two = 20