Khi ở trong bụng mẹ, dây rốn sẽ có công dụng giúp bé hấp thụ dưỡng chất từ cơ thể của mẹ. Vai trò của dây rốn sẽ được kết thúc khi bé chào đời, lúc này các bác sĩ sẽ cắt bỏ và chị chừa lại phần cuốn vốn. Nhưng theo thời gian cuống rốn cũng sẽ từ từ tiêu biến, vậy đâu là dấu hiệu bé sắp rụng rốn? Sau khi rụng rốn bố mẹ cần chăm sóc như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua những thông tin sau đây.
Sau sinh bao lâu thì bé mới rụng rốn?
Rụng rốn là việc đương nhiên sau khi các bé chào đời, tuy nhiên thời gian dài ngắn còn phụ thuộc và nhiều yếu tố. Theo các bác sĩ thì thông thường các bé sẽ rụng rốn từ 8 đến 10 ngày sau sinh. Khoảng thời gian này dây rốn còn thừa sẽ khô và teo dần, rồi tự rời khỏi cơ thể của bé. Sau khi rụng rốn thì vài ngày vết thương sẽ liền hẳn và tạo thành cuống rốn như người trưởng thành.
Sẽ có một số bé bày đặt tính của cơ thể mà kéo dài thời gian rụng rốn. Hoặc nó còn bị ảnh hưởng bởi quá trình chăm sóc của bố mẹ sau sinh. Tuy nhiên điều này sẽ không phải là vấn đề nếu như vùng vốn của bé vẫn hoạt động bình thường. Bố mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày và đợi đến khi rụng dây rốn.
Ngược lại sẽ có những trường hợp dây rốn lâu rụng do bị nhiễm trùng thì bố mẹ còn liên hệ với bác sĩ. Trong quá trình vệ sinh dây rốn, bố mẹ cũng còn chú ý không được để vùng rốn bị ẩm ướt, thường xuyên thay băng gạc và không được phép sử dụng thuốc tùy ý mà không có sự chỉ định của y khoa. Những việc làm thiếu khoa học sẽ khiến cho dây rốn khó rụng và dễ bị nhiễm trùng nặng.
Dấu hiệu bé sắp rụng rốn
Trong quá trình chăm sóc bố mẹ cũng còn quan sát và theo dõi về tình trạng dây rốn của bé mỗi ngày. Việc này sẽ giúp bố mẹ phát hiện được tình trạng nhiễm trùng dây rốn nếu có hoặc có thể giúp bố mẹ biết được dấu hiệu bé sắp rụng rốn. Dây nóng của bé gần gũi sẽ có những biểu hiện như:
- Dây rốn khô: đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, vì theo thời gian sau khi rời khỏi bụng mẹ gây rốn đã không còn hoạt động để thu hút dưỡng chất. Vậy nên lúc này cơ thể và dây rốn sẽ dẫn tách rời, dẫn đến tình trạng dây rốn không còn nước và khô dần.
- Dây rốn đổi màu: sau khi đã tách rời khỏi cơ thể, quá trình khô nước sẽ khiến dây rốn bị chuyển màu. Tùy vào cơ địa của các bé mà dây rốn sẽ chuyển sang màu xanh hoặc màu xanh xám.
- Thời gian phổ biến: Thông thường các bé sau sinh sẽ rụng dây rốn trong khoảng từ 8 đến 10 ngày. Trước đó một hai ngày mùng rốn sẽ se lại và khô héo dần.
Trước và sau khi rụng rốn bố mẹ đều phải chăm sóc và vệ sinh vùng rốn thật kỹ lưỡng. Phải đảm bảo vùng rốn luôn khô thoáng không bị ẩm ướt và sử dụng các loại thuốc sai chỉ định.
Tình trạng vùng rốn của bé bị nhiễm trùng
Có rất nhiều trường hợp trong thời gian dài không xuất hiện dấu hiệu bé sắp rụng rốn, điều này có thể là do bé bị nhiễm trùng vùng rốn. Vậy nên nếu trong quá trình chăm sóc bố mẹ phát hiện bé có những dấu hiệu sau đây thì cần lưu ý và có thể tìm đến bác sĩ khi cần thiết.
- Vùng rốn của bé có dấu hiệu sưng đỏ hoặc mềm nhũn xung quanh rốn.
- Dây rốn có mùi hôi, khó chịu.
- Dây rốn nổi mủ, có dịch xanh hoặc dịch vàng chảy ra.
- Bé đột ngột phát sốt không rõ nguyên nhân.
- Bé thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi.
Vì đường rốn có liên hệ trực tiếp với đường máu của bé, nên khi bị nhiễm trùng thì cơ thể của bé cũng sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Để hạn chế và giảm tối thiểu trường hợp nhiễm trùng vùng rốn, bố mẹ cần tham khảo và chọn lọc những phương pháp chăm sóc rốn cho bé hợp lý. Khi cảm thấy có bất kỳ nguy hiểm nào đối với vùng rốn của bé thì bố mẹ cũng còn đưa bé đi khám. Tránh trường hợp bị nhiễm trùng nặng dẫn đến đề kháng yếu và hệ miễn dịch kém.
Cách chăm sóc và vệ sinh rốn hợp lý
Không chỉ quan tâm về những dấu hiệu bé sắp rụng rốn mà bố mẹ cũng nên biết cách chăm sóc và vệ sinh rốn cho bé như thế nào là hợp lý. Để vùng rốn của bé luôn nằm trong trạng thái an toàn tuyệt đối thì bố mẹ cần lưu ý.
Trước khi rụng rốn
Những ngày đầu vẫn còn màu vàng nhạt, còn ẩm ướt và sáng bóng. Sau khoảng vài hôm khi đã hết chất dinh dưỡng thì dây rốn mới chuyển màu và khô dần. Trong giai đoạn này bố mẹ phải chú ý một vài yếu tố sau:
- Đảm bảo cuống rốn luôn trong tình trạng khô thoáng, được vệ sinh sạch sẽ.
- Cho bé mặc những bộ đồ thoáng mát, rộng rãi, không gò bó.
- Không sử dụng hóa chất, xà phòng, hay cồn để vệ sinh cuống rốn.
- Nếu rốn xuất hiện chất nhầy, dịch vàng hay rướm máu thì mẹ chỉ nên lau nhẹ bằng tăm bông.
- Khi tắm cho bé bố mẹ cũng cần chú ý không để nước nhiễm vào vùng rốn. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những loại vi khuẩn virus xâm nhập vào máu của bé.
- Khi mặc tã hoặc quần cho bé cũng chỉ nên mặc dưới bụng, tránh va chạm với rốn hoặc đè trực tiếp lên rốn.
- Nếu phát hiện có dấu hiệu bé sắp rụng rốn thì bố mẹ cũng không nên động chạm vào vùng rốn của bé. Tuyệt đối không tự ý bức cuống rốn, việc làm này rất dễ dẫn đến tình trạng bé bị nhiễm trùng vùng rốn.
Sau khi rụng rốn
Mặc dù đã rụng rốn nhưng vết thương vùng rốn của bé vẫn chưa thể nào liền hẳn trong chốc lát. Việc còn khe hở vết thương cũng dễ tạo nên những vấn đề về nhiễm trùng. Tuy nhiên bố mẹ cũng không cần phải quá lo lắng vì trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày thì vết thương này sẽ lành lại. Và trong khoảng thời gian đó bố mẹ cũng cần có cách chăm sóc hợp lý cho vùng rốn của bé.
- Sau khi dây rốn đã rụng, bố mẹ vẫn sẽ giữ thói quen vệ sinh vùng rốn cho bé mỗi ngày.
- Không để vùng cuống rốn bị ẩm ướt hoặc ứ nước, Nếu rốn bị trúng nước thì phải lau khô ngay lập tức
- Không sử dụng gạt băng hay bất kỳ dụng cụ gì để bảo vệ rốn.
- Để rốn có không gian tiếp xúc với không khí cho vết thương mau lành.
Nếu xuất hiện một vài vết máu chảy ra từ cuống rốn thì bố mẹ cũng không cần phải lo lắng, đây là một hiện tượng bình thường trong quá trình rụng rốn của bé. Hãy nhớ vệ sinh cuống rốn của bé bằng những dụng cụ mềm mại và nhẹ nhàng.
Với những dấu hiệu bé sắp rụng rốn và những phương pháp chăm sóc vùng rốn hợp lý, mong rằng bố mẹ sẽ có được một quá trình chăm bé sau sinh thật hoàn thiện. Hãy bảo vệ cuống rốn của bé để bé có được một hệ đề kháng khỏe mạnh nhất.
Bài viết liên quan
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước là một vấn đề quan trọng mà ba ...
Th11
Những phương pháp hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ
Cách đơn giản hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ là một chủ đề ...
Th11
Thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu
Thời kỳ mang thai là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm trong cuộc sống ...
Th10
Trẻ đi tiêm phòng về có được tắm không?
Khi cha mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng, một trong những điều mà họ thường ...
Th10
Trẻ biếng ăn và những giải pháp hiệu quả
Trẻ biếng ăn là một vấn đề thường gặp trong giai đoạn phát triển của ...
Th10
Những lý do và biện pháp hạn chế trẻ ăn đồ ngọt
Hạn chế trẻ ăn đồ ngọt là một vấn đề đang ngày càng được nhiều ...
Th10