Quá trình ăn dặm ở trẻ em sẽ diễn ra theo nhiều giai đoạn và mức độ khác nhau. Điều này đã dẫn đến nhiều lo lắng cho các bậc bố mẹ trong vấn đề chăm sóc con em của mình. Với những bố mẹ lần đầu chăm con, họ sẽ không khỏi thắc mắc khi nào ăn dặm là đúng lúc và ăn dặm như thế nào là phù hợp? Với những công thức ăn dặm cho bé sau đây sẽ giúp bố mẹ giải đáp được những thắc mắc của mình.
Thời điểm thích hợp để các bé bắt đầu ăn dặm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bố mẹ có thể cho bé bắt đầu tập ăn dặm từ đủ 6 tháng tuổi. Vì lúc này cơ thể của bé sẽ đòi hỏi nhiều hơn về các chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Vậy nên bố mẹ phải cung cấp chất dinh dưỡng cho bé bằng cách sử dụng những loại bột ăn dặm kèm theo.
Giai đoạn này là giai đoạn cơ thể của bé ba đầu có sự phát triển mạnh mẽ hơn, bé thường xuyên vận động, có nhu cầu tăng trưởng về cân nặng và chiều cao. Do đó từ 6 tháng tuổi, sữa mẹ không đủ khả năng mang đến cho bé những dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra ăn dặm trong độ tuổi này còn giúp các cơ quan nội tạng của bé làm việc tốt hơn và nhanh chóng thích nghi với những thay đổi của cơ thể.
Tuy nhiên bố mẹ cũng cần lưu ý, ăn dặm là một quá trình bồi bổ thêm chất dinh dưỡng, có nghĩa là bố mẹ không thể cắt cữ sữa của bé. Bé vẫn cần phải được đáp ứng đầy đủ về lượng sữa mẹ hoặc sữa pha công thức như trước đó, vì trong sữa có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tăng cường đề kháng của bé.
Công thức ăn dặm cho bé theo đúng quy trình
Để các bé có thể thích nghi với quá trình ăn dặm thì bố mẹ cần nghiên cứu và đưa ra những công thức ăn dặm cho bé hợp lý. Điều này sẽ giúp các bé dễ dàng chấp nhận sự thay đổi về khẩu phần ăn cũng như dạng đồ ăn. Bố mẹ có thể áp dụng phương pháp ăn dặm cho bé sau đây để giúp quá trình tập ăn thuận lợi hơn.
Ăn từ ít đến nhiều
Điều đầu tiên mà bố mẹ cần biết khi cho các bé ăn dặm chính là chỉ nên cho ăn một lượng ít. Vì lúc bắt đầu các bé sẽ chưa kịp thích nghi với dạng đồ ăn hơi sệt và và có cấu tạo khác với sữa. Việc ăn ít lúc đầu còn giúp bố mẹ theo dõi được sở thích và nhu cầu ăn của bé.
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm bố mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 5- 10ml thức ăn trong một ngày. Lượng thức ăn này sẽ giúp bao tử của bé dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ hơn. Vì cơ bản bao tử của bé trong giai đoạn 6 tháng cũng chưa thể hoàn thiện đầy đủ các chức năng, vậy nên nó chỉ có thể làm việc tốt với một lượng thức ăn nhỏ và mềm mịn.
Đương nhiên bố mẹ sẽ tăng dần khẩu phần ăn theo độ trưởng thành của bé. Ngoài ra bố mẹ cũng có thể tăng thêm nhiều buổi ăn dặm trong một ngày, dần dần còn có thể kết hợp thêm những bữa ăn phụ.
Ăn từ chất loãng sang dạng đặc
Theo đúng công thức ăn dặm cho bé thì khi mới bắt đầu bố mẹ chỉ nên sử dụng bột dạng pha loãng. Vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa được tốt để có thể nhanh chóng thích nghi những loại đồ ăn rắn và đặc. Pha bột loãng cũng là một cách giúp bé dễ dàng chấp nhận sử dụng bột kèm với sữa trong một ngày.
Sau khi bé đã hoàn toàn thuần thục với quá trình ăn dặm thì bố mẹ có thể giảm lượng nước trong bột. Dần dần bố mẹ cũng có thể chuyển từ dạng bột sang dạng cháo rây, cháo nguyên hạt. Nếu bé có thể tiêu hóa tốt hơn nữa thì bố mẹ cũng có thể cho bé ăn cơm nát. Bố mẹ cũng cần lưu ý, tất cả các loại thức ăn sử dụng trong quá trình ăn dặm đều phải được xay nhuyễn, có độ mềm và mịn để bé dễ hấp thụ hơn.
Món ăn đa dạng
Nhu cầu ăn uống của bé cũng sẽ giống với nhu cầu ăn uống của người lớn, một món ăn trong thời gian dài sẽ làm bé cảm thấy ngán và muốn bỏ bữa. Vậy nên để quá trình ăn dặm diễn ra thuận lợi hơn thì bố mẹ cũng cần tham khảo nhiều dạng thực đơn ăn dặm cho bé. Món ăn càng đa dạng sẽ càng mang lại nhiều chất dinh dưỡng, bé sẽ càng cảm thấy hứng thú trong quá trình tập ăn.
Tuy nhiên bố mẹ cũng còn lưu ý, vì hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa thực sự hoàn thiện nên sẽ có một số thực phẩm bé không thể sử dụng được. Bố mẹ cũng cần kiêng khem và tìm hiểu rõ ràng trước khi muốn cho bé sử dụng một loại thực phẩm nào đó.
Thực phẩm tươi mới
Để có được một công thức ăn dặm cho bé hợp lý thì điều quan trọng mà bố mẹ còn lưu ý chính là chất lượng của thực phẩm. Bố mẹ luôn phải chọn những loại thực phẩm tươi ngon, không có chất bảo quản hoặc để lâu ngày. Vì khi đưa những dạng thức ăn không hợp vệ sinh vào cơ thể của bé thì bé sẽ dễ gặp phải tình trạng bị dị ứng hoặc ngộ độc thức ăn, vấn đề này sẽ vô cùng nguy hiểm.
Những loại thực phẩm có thể dùng cho bé cũng cần phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ngoài các dạng thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản,… thì bố mẹ cũng còn bổ sung thêm vitamin cho bé bằng các loại trái cây.
Thực phẩm thích hợp để bé ăn dặm theo từng độ tuổi
Với từng độ tuổi khác nhau thì các bé cũng sẽ có những yêu cầu về liều lượng cung cấp chất dinh dưỡng khác nhau. Vậy nên bố mẹ còn xem xét để biết được ở mức độ của bé thì có thể hấp thụ được những dưỡng chất nào và chưa thể tiếp thu được những loại chất nào.
Bé từ 6 đến 8 tháng tuổi
Giai đoạn các bé từ 6 đến 8 tháng tuổi là giai đoạn vừa mới tập ăn, cho nên các bé chỉ có thể hấp thụ những dạng đồ ăn mềm mịn và ít tạp chất. Ở giai đoạn này bố mẹ chỉ nên cho bé ăn bột gạo truyền thống hoặc có thể kết hợp với rau xanh xay nhuyễn. Tránh sử dụng những loại thịt, cá, đặc biệt là hải sản vì đôi lúc cơ thể của bé sẽ gặp tình trạng dị ứng.
Bé từ 8 đến 12 tháng tuổi
Các bé từ 8 đến 12 tháng tuổi thì đã có thể sử dụng bột ăn dặm một cách thuần thục và nhiều cử trong ngày. Lúc này cơ thể của các bé cũng đã hấp thu được nhiều loại chất, vậy nên công thức ăn dặm cho bé sẽ không chỉ nằm trong phạm vi hẹp, mà bố mẹ còn có thể cung cấp thêm các loại chất từ thịt, trứng, cá .… Và đương nhiên di trì cung cấp sữa mẹ cũng là một điều cần thiết.
Bé từ 12 đến 18 tháng tuổi
Công thức ăn dặm cho các bé từ 12 đến 18 tháng tuổi gần như đã có thể hoàn toàn giống với một người trưởng thành. Tuy nhiên trong quá trình chế biến và lựa chọn thực phẩm thì bố mẹ cần phải kỹ càng hơn. Các bé từ 12 đến 18 tháng tuổi có thể ăn được tất cả các loại rau, củ, quả và các loại chất đạm khác. Đặc biệt giai đoạn này các bé còn đòi hỏi thêm về các dưỡng chất có trong dầu mỡ. Các chất này sẽ giúp cho quá trình tăng trưởng của bé diễn ra nhanh chóng và toàn diện hơn.
Dù trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình ăn dặm bố mẹ cũng cần kiêng khem, hạn chế cho bé sử dụng các loại đồ ăn vặt. Vì hầu hết trong các loại bánh kẹo sẽ chứa nhiều thành phần hóa học gây khó tiêu và độc hại cho cơ thể của bé. Bên cạnh đó quá trình ăn vặt sẽ khiến cho bé cảm thấy bị no hơi và không muốn ăn những bữa chính.
Sau khi đã tham khảo qua những công thức ăn dặm cho bé, hy vọng bố mẹ sẽ chọn lọc và có được một phương pháp chăm con của riêng mình. Hãy luôn theo dõi và đồng hành cùng quá trình phát triển của con để bé có được một cơ thể khỏe mạnh và hoàn thiện nhất.
Bài viết liên quan
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước là một vấn đề quan trọng mà ba ...
Th11
Những phương pháp hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ
Cách đơn giản hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ là một chủ đề ...
Th11
Thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu
Thời kỳ mang thai là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm trong cuộc sống ...
Th10
Trẻ đi tiêm phòng về có được tắm không?
Khi cha mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng, một trong những điều mà họ thường ...
Th10
Trẻ biếng ăn và những giải pháp hiệu quả
Trẻ biếng ăn là một vấn đề thường gặp trong giai đoạn phát triển của ...
Th10
Những lý do và biện pháp hạn chế trẻ ăn đồ ngọt
Hạn chế trẻ ăn đồ ngọt là một vấn đề đang ngày càng được nhiều ...
Th10