Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên nếu như ba mẹ hoảng loạn chưa biết cách giải quyết tình huống này như thế nào thì có thể làm cho trẻ hoang mang, lo lắng. Hôm nay, ba mẹ hãy cùng BON Spa tìm hiểu các xử lý khi trẻ bị chảy máu cam một cách nhanh chóng và hiệu quả nhé!
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng chảy máu cam ở trẻ em?
Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi chính là tình trạng các mạch máu trong mũi bị vỡ và chảy ra ngoài. Trẻ con ở độ tuổi từ 2-10 tuổi sẽ dễ gặp trường hợp này nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ba mẹ hãy tham khảo các nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất dưới đây:
- Trẻ bị chảy máu cam do thời tiết: Khi thời tiết thay đổi, nhất vào những mùa hanh khô, màng nhầy vách mũi của trẻ không còn độ co dãn nên vô cùng nhạy cảm. Nếu bé chà sát mũi mạnh và nhiều lần cũng có thể dẫn đến chảy máu cam.
- Trẻ bị chảy máu do va đập, chấn thương: Trẻ còn trong độ tuổi hiếu động, chạy nhảy, chơi đùa có thể bị té ngã, va chạm vào vật cứng khiến mũi bị chảy máu cam.
- Trẻ bị bệnh viêm mũi: Các động mạch và tĩnh mạch ở vùng mũi sẽ bị giãn nở, khiến trẻ dễ bị chảy máu mũi khi có tác động nhẹ từ bên ngoài.
- Trẻ nhét dị vật vào mũi: Bé còn tò mò với thể giới xung quanh, đôi khi sẽ nhét các vật nhỏ vào mũi như pin, cúc áo,… khiến vách mũi bị trầy xước chảy máu.
- Trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng: Nếu trẻ thiếu các vitamin C, vitamin K cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị chảy máu cam.
Bên cạnh những lý do trên, trẻ còn có thể bị chảy máu cam do các bệnh di truyền bẩm sinh như cấu trúc thành mạch máu và một số ít trẻ chảy máu cam do có khối u (lành tính hoặc ác tính).
Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam khi mà ba mẹ cần biết
Khi bị chảy máu cam, nếu ở nhà các bé đến tìm ba mẹ trước, vì thế điều đầu tiên ba mẹ cần làm là tự giữ bình tĩnh, sau đó trấn an các bé để bé không bị hoảng sợ. Sau đó, thực hiện lần lượt các bước xử lý khi trẻ bị chảy máu cam sau đây:
- Nhắc nhở bé nhẹ nhàng xì mũi để loại bỏ các cục máu đông còn lại trong mũi.
- Giữ cho bé ngồi yên hoặc đứng thẳng, đầu hơn nghiêng nhẹ về phía trước. Động tác này tránh máu mũi chảy xuống họng gây khó chịu cho bé.
- Ba mẹ rửa tay thật sạch, sau đó dùng hai ngón tay trỏ và ngón cái để bóp chặt hai cánh mũi của bé. Lưu ý ba mẹ nên bóp phần mềm không phải phần cứng và bóp đều 2 bên, không ấn một bên.
- Giữ tư thế bóp mũi bé trong 10 phút, ba mẹ nên canh thời gian chính xác. Đừng buông tay khi chưa hết 10 phút vì trong thời gian này máu đang đông lại, nếu ba mẹ buông tay thường xuyên sẽ khó để cầm máu lại.
- Sau 10 phút thả tay ra nếu máu đã ngừng chảy thì ba mẹ sẽ cho bé nằm nghỉ, tốt nhất nên nằm nghiêng sang 1 bên tránh bé nuốt vào các cục máu gây sặc.
Nếu như máu vẫn chưa đông lại ba mẹ hãy tiếp tục thực hiện lại từ bước bóp chặt mũi cho bé và tiếp tục chờ thêm 10 phút nữa.
Khi nào thì ba mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ?
Nếu ba mẹ đã thực hiện xong các bước xử lý khi trẻ bị chảy máu cam mà máu mũi của bé vẫn chưa ngừng thì ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra còn những trường hợp sau đây ba mẹ cũng cần đưa bé đi khám sớm:
- Bé bị chảy máu cam ồ ạt, không thể cầm máu được.
- Chảy máu máu cam nhiều làm bé mệt mỏi, khó chịu, chóng mặt.
- Tình trạng chảy máu mũi cứ lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Máu liên tục chảy xuống cổ họng chứ không chảy về phía trên dù đã nghiêng đầu về phía trước.
- Ba mẹ nghi ngờ bé bị dị ứng với thực phẩm hay thuốc mới.
- Bé bị va đập quá mạnh có thể bị gãy xương.
Ba mẹ nên chọn cơ sở uy tín để đưa trẻ đến thăm khám, thực hiện kiểm tra toàn diện giúp ba mẹ yên tâm hơn.
Qua bài viết trên, BON Spa hy vọng ba mẹ sẽ bình tĩnh xử lý khi trẻ bị chảy máu cam. Nếu trẻ lâu lâu mới chảy máu cam thì ba mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên nếu như tình trạng này xảy ra thường xuyên thì ba mẹ nên đưa bé đi bác sĩ.
Bài viết liên quan
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước là một vấn đề quan trọng mà ba ...
Th11
Những phương pháp hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ
Cách đơn giản hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ là một chủ đề ...
Th11
Thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu
Thời kỳ mang thai là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm trong cuộc sống ...
Th10
Trẻ đi tiêm phòng về có được tắm không?
Khi cha mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng, một trong những điều mà họ thường ...
Th10
Trẻ biếng ăn và những giải pháp hiệu quả
Trẻ biếng ăn là một vấn đề thường gặp trong giai đoạn phát triển của ...
Th10
Những lý do và biện pháp hạn chế trẻ ăn đồ ngọt
Hạn chế trẻ ăn đồ ngọt là một vấn đề đang ngày càng được nhiều ...
Th10