Bệnh truyền nhiễm khi mang thai và những điều mẹ cần quan tâm

Mắc Bệnh Truyền Nhiễm Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

Khi mang thai hệ miễn dịch trong cơ thể mẹ sẽ nhạy cảm, dễ mắc bệnh hơn trước, nhất là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Mắc phải bệnh truyền nhiễm khi mang thai luôn là nỗi lo lắng của các mẹ bầu. Do đó, hôm nay BON Spa sẽ cùng với các mẹ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ và cách phòng ngừa chúng nhé!

Các nguyên nhân khiến cho mẹ bị mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai

Bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ là tình trạng mẹ bầu bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Điều này có thể xảy ra trong quá trình mang thai, khi sinh hoặc ngay sau khi sinh.

Các nguyên nhân khiến cho mẹ bị mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai
Các nguyên nhân khiến cho mẹ bị mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai

Có rất nhiều lý do khiến cho mẹ bị mắc bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai. Điều này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau từ nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Các mẹ có thể tham khảo những lý do dưới đây:

Tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh:

  •     Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc vật dụng cá nhân của họ.
  •     “Yêu” mà không đảm bảo an toàn.
  •     Ăn uống thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
  •     Tiếp xúc với đất, phân động vật, những vật bị nhiễm bẩn. 

Hệ miễn dịch của mẹ bị suy yếu

  •     Hệ miễn dịch tự nhiên của mẹ đã giảm sút trong thời gian mang thai.
  •     Mẹ có thể mắc các bệnh mãn tính từ trước thai kỳ.
  •     Có thể do mẹ sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch.

Các yếu tố từ môi trường bên ngoài

  •     Không tiêm chủng đầy đủ: Trước khi mang thai, việc tiêm phòng các bệnh như rubella, viêm gan B rất quan trọng.
  •     Vệ sinh cá nhân kém: Mẹ không có thói quen rửa tay thường xuyên, ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
  •     Môi trường sống ô nhiễm: Mẹ thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm, nguồn nước bẩn.
  •     Sức khỏe tổng thể kém: Thiếu ngủ, stress, dinh dưỡng không đầy đủ.

Mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong thời gian mang thai nếu mẹ mắc bất kỳ bệnh nào cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, từng bệnh khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau, các mẹ có thể tham khảo thông tin cụ thể dưới đây:

Mắc Bệnh Truyền Nhiễm Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không
Mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai có nguy hiểm không
  • Rubella (sởi Đức): Đây là bệnh do virus gây ra, nó có thể không gây hại quá nhiều với người bình thường nhưng đối với người mang thai thì sẽ khác. Vì bệnh này chính là một trong các nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.
  • Viêm gan B: Virus từ bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi. Bệnh sẽ khiến trẻ bị viêm gan mãn tính, xơ gan, ung thư gan ở cả mẹ và bé. Bên cạnh đó nếu như mẹ mắc bệnh trong giai đoạn cuối của thai kỳ thì khả năng rất cao sẽ bị sinh non.
  • Toxoplasmosis: Đây được xem là một trong những bệnh truyền nhiễm khi mang thai nguy hiểm nhất. Bệnh sẽ gây ra tình trạng tổn thương não, mắt, gan, lách ở trẻ.
  • Herpes sinh dục: Gây viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh.
  • HIV/AIDS: Bệnh này sẽ truyền sang thai nhi, gây suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ.
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Chlamydia, lậu, giang mai…

Những phương pháp giúp mẹ phòng ngừa bệnh truyền nhiễm khi mang thai hiệu quả

Như đã nói ở trên, mắc bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của trẻ. Do đó mẹ cần phòng ngừa bệnh để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh xuống mức thấp nhất.

Những Phương Pháp Giúp Mẹ Phòng Ngừa Bệnh Truyền Nhiễm Khi Mang Thai Hiệu Quả
Những phương pháp giúp mẹ phòng ngừa bệnh truyền nhiễm khi mang thai hiệu quả
  • Tiêm chủng đầy đủ: Mẹ nên tuân theo các hướng dẫn từ bác sĩ và tiêm phòng các bệnh như rubella, viêm gan B, sởi… trước khi mang thai. Tiêm phòng đúng thời điểm sẽ giúp mẹ phòng ngừa bệnh tốt hơn.
  • Vệ sinh cá nhân: Ngoài việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, mẹ cũng nên giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh của mình.
  • Khám thai định kỳ: Thường xuyên khám thai định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý và có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những trường hợp xấu xảy ra.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh: Nếu mẹ tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh thủy đậu hay rubella thì nguy cơ nhiễm phải bệnh rất cao. Nếu phải tiếp xúc, mẹ nên đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó hạn chế không ăn đồ sống nhất là thịt và hải sản, mẹ nên ưu tiên các loại thức ăn được nấu chín kỹ. Mẹ cũng nên lựa chọn những loại sữa tiệt trùng để tránh bị nhiễm khuẩn đường ruột.

Bệnh truyền nhiễm khi mang thai là một vấn đề nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. BON Spa mong rằng bài viết này đã mang đến cho mẹ những kiến thức bổ ích.  Mẹ hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi bằng cách thực hiện bằng các biện pháp phòng ngừa trên.