Hiện nay, phương pháp lưu trữ máu cuống rốn của thai nhi sẽ giúp bé chữa được bệnh sau này đang được đang bậc phụ huynh truyền tai nhau và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Vậy phương pháp này có thực sự giúp được bé điều trị bệnh trong tương lai hay không, hôm nay BON Spa sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Máu cuống rốn là gì và chúng có thể lưu trữ trong bao nhiêu năm?
Trước khi biết quá trình lưu trữ máu cuống rốn diễn ra như thế nào thì chúng ta cần biết máu cuống rốn là gì. Máu cuống rốn (tế bào gốc) chính là lượng máu còn sót lại trong dây rốn và bánh nhau của bé sau khi chào đời. Chúng chứa nhiều tế bào tạo máu như hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và tế bào gốc tạo máu. Bởi vì trong thời gian thai nhi còn nằm trong bụng mẹ thì lượng máu này có vai trò lưu chuyển máu, các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ sang bé.
Sau khi thu thập được máu cuống rốn các chuyên gia sẽ tiến hành bảo quản và lưu trữ tại các ngân hàng máu cuống rốn với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo chúng luôn đạt tiêu chuẩn. Thời gian để lưu trữ tùy thuộc vào ý kiến của từng gia đình nhưng tối đa là 20-25 năm.
Những lợi ích mà việc lưu trữ máu cuống rốn mang lại cho gia đình?
Người ta đã ví việc lưu trữ máu cuống rốn như là một dạng “bảo hiểm sinh học” cho trẻ và đôi khi cho cả người thân trong gia đình nữa.
Như đã nói ở trên, trong máu cuống rốn có chứa nhiều các tế bào gốc giúp cho việc tạo máu vì thế chúng được dùng cho việc điều trị các bệnh hiểm nghèo cho bé khi mà tế bào đã bị tổn thương và không thể phục hồi như: Ung thư máu, tan máu bẩm sinh, suy tủy, thiếu máu, rối loạn hay suy giảm hệ miễn dịch.
Không chỉ có thể trị bệnh cho bé, máu cuống rốn cũng có thể sử dụng cho người thân trong gia đình. Nếu như máu cuống rốn của thai nhi phù hợp với người thân thì chúng có thể dùng chữa trị bệnh tan máu bẩm sinh, suy tủy, các bệnh về hệ thống miễn dịch.
Vì những ưu điểm tuyệt vời trên mà các chuyên gia y tế đã khuyên rằng nếu gia đình có đủ điều kiện hãy cân nhắc đến phương pháp này để bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình trong tương lai.
Cách thu thập và lưu trữ máu cuống rốn tại các bệnh viện hiện nay
Để giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về phương pháp này, BON Spa sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu các bước chuẩn bị cũng như tiến hành thu thập, bảo quản máu cuống rốn của trẻ qua từng bước:
Đầu tiên, cả ba và mẹ cần kiểm tra xem bản thân có bệnh di truyền nào hay không, đặc biệt là người mẹ. Mẹ cần được khám sàng lọc kỹ càng để biết mình có đủ điều kiện để lưu trữ máu cuống rốn hay không.
Tiếp theo, sau khi thai nhi được sinh ra, các bác sĩ sẽ thu thập máu cuống rốn theo quy trình khép kín và nghiêm ngặt để đảm bảo các tế bào đều được giữ nguyên vẹn trước khi được xử lý và bảo quản. Việc này không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Cuối cùng, trong vòng vài giờ đồng hồ sau khi lấy mẫu, các chuyên gia sẽ tiến hành xử lý, kiểm tra và lưu trữ. Ngân hàng tế bào và mô sẽ lưu trữ máu cuống rốn dưới nhiệt độ lạnh thường là ở -170 độ C.
Những ai không thể thực hiện phương pháp lưu trữ máu cuống rốn?
Như đã nói ở trên, không phải tất cả mọi máu cuống rốn của trẻ đều đủ điều kiện để được lưu trữ. Nguyên nhân có thể xuất phát từ ba mẹ hay từ thai nhi, dưới đây sẽ là một số trường hợp không thể lưu trữ tế bào gốc:
Đối với ba mẹ: Ba mẹ không được mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan A, B, các bệnh về tình dục. Đặc biệt thai phụ không mắc các bệnh về rối loạn máu hay hệ miễn dịch để tránh di truyền cho con. Đồng thời, các mẹ chưa đủ tuổi trưởng thành (dưới 18 tuổi) hoặc mẹ đã và đang mắc bệnh ung thư đều không đủ điều kiện để lưu trữ.
Đối với thai nhi: Nếu trẻ được chẩn đoán mắc các bệnh như tan máu bẩm sinh, rối loạn nhiễm sắc thể hay bị nhiễm trùng trong quá trình sinh nở,… cũng không thể thực hiện phương pháp này.
Qua bài viết trên, BON Spa hi vọng các mẹ đã hiểu hơn về phương pháp lưu trữ máu cuống rốn – một loại bảo hiểm sinh học cho trẻ và người thân trong gia đình. Mẹ cần được khám sàng lọc kỹ càng và nên chọn những cơ sở uy tín để thực hiện lưu trữ tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Bài viết liên quan
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước
Cách khuyến khích trẻ uống đủ nước là một vấn đề quan trọng mà ba ...
Th11
Những phương pháp hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ
Cách đơn giản hỗ trợ sức khỏe tổng thể cho trẻ là một chủ đề ...
Th11
Thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu
Thời kỳ mang thai là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm trong cuộc sống ...
Th10
Trẻ đi tiêm phòng về có được tắm không?
Khi cha mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng, một trong những điều mà họ thường ...
Th10
Trẻ biếng ăn và những giải pháp hiệu quả
Trẻ biếng ăn là một vấn đề thường gặp trong giai đoạn phát triển của ...
Th10
Những lý do và biện pháp hạn chế trẻ ăn đồ ngọt
Hạn chế trẻ ăn đồ ngọt là một vấn đề đang ngày càng được nhiều ...
Th10